DHKT

Hội nghị thường niên các nhà kinh tế Việt Nam lần thứ 14 (VEAM 2023): Phát triển kinh tế và tài chính năng lượng xanh

27/07/2023

Ngày 26-27/7, Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN đã đăng cai Hội nghị thường niên các nhà kinh tế Việt Nam lần thứ 14 )VEAM-2023) với sự tham dự của đông đảo các nhà kinh tế. Đồng tổ chức Hội nghị có sự phối hợp của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU), Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Đặc biệt, VEAM-2023 vinh dự nhận được sự tài trợ quý báu của Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) và Ngân hàng Thế giới. Cùng với Ban tổ chức, VIETSE đã kêu gọi các nghiên cứu từ các học giả và nhà nghiên cứu trẻ đóng góp cho chủ đề kinh tế và tài chính năng lượng xanh, đồng thời đảm nhiệm vai trò chủ trì phiên đặc biệt với 4 buổi thảo luận trong suốt hai ngày sự kiện; World Bank Ngân hàng thế giới cũng tham gia một thảo luận bàn tròn về Khởi sự kinh doanh tại Việt Nam với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín tại các trường đại học quốc tế.


Hội nghị VEAM một mạng lưới các nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đã được thiết lập, dẫn đến sự hợp tác nghiên cứu tích cực và hiệu quả giữa các trung tâm nghiên cứu của Việt Nam với các trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế.


PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh gửi lời chào nồng nhiệt đến các nhà nghiên cứu, nhà khoa học

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN cho biết: VEAM-2023 là cơ hội quý để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu tại Trường, giúp đội ngũ giảng viên của chúng tôi học hỏi từ các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong các lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh đến từ nhiều quốc gia. Không chỉ kiến thức, chúng ta đến đây để trao đổi văn hóa, xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và xây dựng các mối quan hệ của chúng ta.


VEAM là một sự kiện học thuật đặc biệt hàng năm dành cho các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu xã hội khác ở cả trong và ngoài Việt Nam để trình bày các bài báo, kết quả và chương trình nghiên cứu khoa học và học thuật. Năm nay, Hội nghị Hội nghị thu hút 150 đại biểu tham dự với 140 bài tham luận từ khắp nơi trên thế giới, một kỷ lục đối với VEAM, đặc biệt là các bài báo từ các trường đại học đẳng cấp thế giới. Các đại biểu tham gia VEAM-2023 tích cực thảo luận về các mối quan tâm nghiên cứu của họ cũng như chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức nhằm hướng tới sự hiểu biết nâng cao và sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế và xã hội khác nhau ảnh hưởng đến Việt Nam cũng như trên thế giới.



Các diễn giả trình bày tại phiên thảo luận chính tại Hội nghị

Qua 39 phiên thảo luận, đặc biệt với 4 phiên thảo luận chính tại Hội nghị đã gợi mở nhiều vấn đề nổi cộm về kinh tế thế giới. Trong phần trình bày của GS. Hà Dương Minh - Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CIRED/CNRS) đã về vấn đề “Implementing a Just Energy Transition Argument (tạm dịch: Thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng). Tác giả đặc biệt chú ý đến các vấn đề như lỗ thủng tầng ozon, Kinh doanh carbon, CDM còn nhiều vướng mắc và Kêu gọi cải cách các thể chế tài chính toàn cầu. Và nhiều chủ đề hấp dẫn khác như: “Aging population in Vietnam population in Vietnam” (tạm dịch: Già hóa dân số ở Việt Nam ở Việt Nam, các chỉ số và các vấn đề kinh tế xã hội và y tế liên quan” của GS.TS. Giang Thanh Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; tham luận “Pro-Poor Land Reforms, Education and Fertility: International Evidence, 1820-2010” (tạm dịch: Cải cách ruộng đất vì người nghèo, giáo dục và khả năng sinh sản: Bằng chứng quốc tế, 1820-2010) của GS.TS. Mehmet A. Ulubasoglu - Deakin University, Australia; Tham luận “Crypto economy at the crossroads. Steering a course between innovation and enforcement” (tạm dịch: Nền kinh tế tiền điện tử ở ngã tư đường. Chỉ đạo một khóa học giữa đổi mới và thực thi” củ GS.TS. Mieszko Mazur (ESSCA School of Management, France).



Các phiên thảo luận nhận được nhiều ý kiến đóng góp sôi nổi từ các đại biểu

Chủ đề nổi bật của VEAM-2023 là Kinh tế và Tài chính năng lượng xanh. Các công trình nghiên cứu trình bày tại Hội nghị là các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và tình huống trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và tài chính năng lượng, bao gồm nhưng không giới hạn ở cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay và thương mại quốc tế, tài chính xanh, quy định ngành điện, chính sách năng lượng, thị trường carbon và các công cụ khác, lộ trình khử carbon sâu, an ninh năng lượng và các chủ đề khác,…



Bế mạc hội nghị, Ban tổ chức đã trao Best paper award cho nhóm tác giả Thi Hang Banh, Ammu George, Bowen Yan, Huanhuan Zheng với tham luận “Do foreign direct investments improve export sophistication?”, nhóm tác giả Elena L. del Mercato,  Van-Quy Nguyen với tham luận “Sufficient conditions for a “simple” decentralization with consumption externalities”, tác giả Trần Hải Anh với tham luận “The minimum wage and its trade-off between wage inequality, labor turnover, and unemployment”, tác giả Linh Nguyen với tham luận “Land Rights and Migration in Vietnam”.


Đại diện Ban tổ chức trao thưởng Best paper award cho các nhóm tác giả

Trường Đại học Kinh tế là trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, một trong ba trường đại học vùng của Việt Nam. Cho đến nay, Trường đã có 48 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Là một trường đại học định hướng nghiên cứu, chúng tôi tạo ra một môi trường học thuật sáng tạo để thúc đẩy khám phá tri thức, ứng dụng, chuyển giao tri thức khoa học về kinh tế, kinh doanh và quản lý.

Cùng xem một số hình ảnh tại Hội nghị:









 Trung tâm CNTT&TT


Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn