THÔNG TIN TUYỂN SINH
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) thông báo tuyển sinh trình độ đại học hệ vừa làm vừa học (VLVH) tại Trường Đại học Kinh tế, đợt 2 năm 2024 như sau:
1. Ngành, chỉ tiêu tuyển sinh
TT
Ngành
Mã ngành
Chỉ tiêu
1
Quản trị kinh doanh
7340101
Theo chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học hệ VLVH được trình bày trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế
2
Marketing
7340115
3
Thương mại điện tử
7340122
4
Tài chính – Ngân hàng
7340201
5
Kế toán
7340301
6
Luật
7380101
7
Kinh tế
7310101
8
Quản lý nhà nước
7310205
9
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
7810103
Trường hợp thí sinh trúng tuyển vào ngành có số lượng không đủ mở lớp, Nhà trường sẽ tổ chức cho thí sinh chọn các ngành khác hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh.
2. Thời gian đào tạo toàn khóa: Nhà trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ, thời gian đào tạo dự kiến cho mỗi hình thức như sau:
- VLVH trình độ đại học (văn bằng 1): 5 năm;
- Liên thông từ trung cấp lên đại học: 3 - 3,5 năm;
- Liên thông từ cao đẳng lên đại học: 2 - 2,5 năm;
- Liên thông đào tạo VLVH đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên (văn bằng 2): 2 - 2,5 năm.
3. Thời gian và địa điểm học
- Lớp học ngoài giờ hành chính, học trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN. Nếu đảm bảo sĩ số mở lớp riêng theo nhu cầu, Nhà trường sẽ mở các lớp trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày Lễ, Tết). Sinh viên đăng ký học trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN.
Lịch học sẽ được thông báo cụ thể sau khi nhập học.
4. Văn bằng tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Cử nhân do Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN cấp.
5. Đối tượng tuyển sinh
a) Tuyển sinh VLVH trình độ đại học
Những người đã tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (TC) (trong đó người tốt nghiệp trình độ TC chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
b) Tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học
Đối tượng tuyển sinh là người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT; người có bằng tốt nghiệp trình độ TC nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng (CĐ) trở lên.
6. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Những người thuộc diện chính sách được hưởng chế độ ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
7. Phương thức tuyển sinh
a) Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học (văn bằng thứ nhất):
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong chương trình THPT lớp 12 của thí sinh (điểm học bạ). Tổ hợp các môn dùng để xét tuyển:
Mã tổ hợp môn
Tổ hợp môn xét tuyển
A00
Toán, Vật lí, Hóa học
A01
Toán, Vật lí, Tiếng Anh
D01
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Căn cứ vào số lượng hồ sơ và chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường ưu tiên xét tuyển lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển.
Điểm xét tuyển
=
Điểm môn thứ 1
+
Điểm môn thứ 2
Điểm môn thứ 3
Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Điểm từng môn (gọi là môn A) trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký được xác định dựa trên kết quả học tập trong chương trình THPT lớp 12 của thí sinh (điểm học bạ). Điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.
Điểm ưu tiên được xác định theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Điểm xét tuyển được làm tròn một (01) chữ số thập phân.
Các trường hợp khác ngoài các trường hợp được nêu ở trên sẽ do Hội đồng tuyển sinh xem xét, quyết định.
b) Đào tạo liên thông trình độ đại học cho người đã có bằng TC, CĐ
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập TC, CĐ của thí sinh. Điểm xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa (đã bao gồm điểm thi tốt nghiệp) của trình độ trung cấp hoặc cao đẳng theo thang điểm 4 cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Trường hợp bảng điểm có điểm trung bình chung toàn khóa (đã bao gồm điểm thi tốt nghiệp) theo thang điểm khác sẽ được quy đổi về thang điểm 4 để xét tuyển.
c) Đào tạo liên thông cho người đã có bằng tốt nghiệp trình độ ĐH trở lên
Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa (đã bao gồm điểm thi tốt nghiệp) của trình độ ĐH văn bằng 1 theo thang điểm 4 cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Trường hợp bảng điểm có điểm trung bình chung toàn khóa (đã bao gồm điểm thi tốt nghiệp) theo thang điểm khác sẽ được quy đổi về thang điểm 4 để xét tuyển.
Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hội đồng tuyển sinh xem xét, quyết định.
8. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của Nhà trường);
- Bản sao học bạ THPT;
- Bản sao bảng điểm học tập trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (tùy theo đối tượng thí sinh dự tuyển liên thông);
- Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT/Bổ túc văn hóa; trung cấp, cao đẳng, đại học (tùy theo đối tượng thí sinh dự tuyển);
- Bản sao Giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có);
- Bản sao Giấy khai sinh và bản sao CMND/CCCD;
- 02 bì thư dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc của người đăng ký dự tuyển;
- 02 ảnh cỡ 4 x 6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 06 tháng có ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau;
Lưu ý: Các bản sao được chứng thực (sao y) mới được xem là hợp lệ; hồ sơ đã nộp không hoàn trả lại.
9. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ, lệ phí
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại địa chỉ: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế; Số 71 Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nhận hồ sơ: đến hết ngày 06/9/2024.
- Lệ phí xét tuyển: Nhà trường không thu lệ phí xét tuyển.