DHKT

Danh mục các bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Kinh tế Vol 9(03) 2021

11/01/2022

[1] Vai trò quản lý thị trường tài chính của chính phủ: Bài học từ khủng hoảng tài chính

The role of government in regulating financial markets: Lesson from the financial crisis

Tác giả: Cao Việt Hiếu, Nguyễn Minh Hải, Võ Xuân Vinh

 

Tóm tắt

Bong bóng giá nhà ở, bùng nổ tín dụng dưới chuẩn và các biện pháp khuyến khích trong khu vực tài chính bị lệch hướng là các nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ hệ thống tài chính của Mỹ vào 2008 - 2009. Cuộc khủng hoảng đã thể hiện nhiều khía cạnh trong thị trường tài chính: (i) rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng; (ii) nhà đầu tư đã tự tin thái quá vào sự tăng giá của các sản phẩm đầu tư mới, rủi ro khi lạm dụng đòn bẩy; và (iii) các nhà quản lý không điều tiết kịp thời sự lệch hướng trong khu vực tài chính. Khủng hoảng tài chính gây tổn hại quốc gia và dễ lây lan, thúc đẩy chính phủ cần phản ứng chính sách nhanh chóng khi khủng hoảng xảy ra và nỗ lực đưa ra giải pháp để tránh khủng hoảng trong tương lai.

Từ khóa: vai trò của chính phủ, khủng hoảng tài chính, bong bóng nhà ở, tín dụng dưới chuẩn, thị trường tài chính.

Abstract

The housing price bubbles, the subprime mortgage lending boom and skewed financial sector incentives were the main causes of the collapse of the US financial system in 2008 - 2009. The crisis has shown many aspects in the financial markets: (i) moral hazard in the banking system; (ii) investors' opacity and overconfidence in new financial instruments, risk of abuse of leverage; and (iii) regulators did not promptly regulate deviations in the financial sector. Financial crisis harms the country and spreads to countries around the world, prompting the government to react quickly to policies when a crisis occurs and find solutions to prevent future crises.

Keywords: financial crisis, the role of government, housing bubbles, subprime lending, financial markets..

 

[2] FDI với phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

FDI with development of Vietnam’s processing and manufacturing industry in the context of Covid-19 pandemic

Tác giả: Vũ Thị Thanh Huyền

 

Tóm tắt

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư đều bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng. Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam luôn được coi là ngành đứng đầu trong thu hút FDI, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, … tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI trong ngành vẫn còn rất hạn chế, liên kết giữa DN FDI và DN nội địa còn yếu. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 diễn ra, tiếp tục gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CN CBCT) trong nước. Bằng các phương pháp tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, phân tích, so sánh, đánh giá, … bài viết tập trung xem xét, đánh giá các tác động của covid-19 đến thu hút FDI vào ngành CN CBCT Việt Nam, đánh giá các cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp trong bối cảnh mới.

Từ khóa: FDI, công nghiệp chế biến chế tạo (CN CBCT), đại dịch Covid-19.

Abstract

In the context that the Covid-19 pandemic is still having servere impacts in the world as well as in Vietnam, production, trade and investment activities have all been severely affected. In recent years, Vietnam's processing and manufacturing industry has always been the leading industry in attracting FDI, promoting exports, creating jobs, etc. However, the operational efficiency of FDI enterprises in the industry is still very limited, the link between FDI enterprises and domestic enterprises is still weak. Along with that, the Covid-19 pandemic took place, continuing to cause significant impacts on the process of attracting FDI into the domestic manufacturing and processing industry. By methods of theoretical and practical synthesis, analysis, comparison, evaluation, etc., the paper focuses on reviewing and evaluating the impacts of covid-19 on attracting FDI into the manufacturing and processing industry. Vietnam, assess opportunities, challenges and propose some solutions in the new context.

Keywords: FDI, manufacturing industry, Covid-19 pandemic.

 

[3] An empirical study of the technical trade barriers and free trade agreements on Vietnam’s apparel export value and export efficiency

Nghiên cứu thực nghiệm sự ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật trong thương mại và các hiệp định thương mại tự do đến giá trị xuất khẩu và hiệu suất xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Tác giả: Dang Thi My Hanh, Le Thi Bao Trinh, Ho Thanh Bao, Huynh Hieu Ngan,

Phung Nam Phuong, Bui Huynh Nguyen

 

Abstract

The study, firstly, aims to indicate factors affecting the export value and export efficiency of Vietnam’s apparels with Pool Regression, Fix Effect Model and Random Effect Model. In order to capture the effects of factors on export value, Gravity model of Tinbergen (1962) is applied. The results reveal that the gross domestic product of importing countries, Vietnam’s population and real exchange rate have a positive impact on Vietnam’s apparel export whereas importers’ population and geographical distance have the opposite effect. The export efficiency (TRE), which is estimated based on Battese and Coelli (1992) method, is indicated to be much lower than the potential. The study continues to examine the effect of technical barriers to trade (TBT) and the engagement into Free Trade Areas (FTA) around the world of Vietnam to the TRE coefficient, the result shows that both factors can impede and promote the coefficient.

Keywords: Export value, Export efficiency, Technical Barriers to Trade, Vietnam’s apparel products.

Tóm tắt

Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị và hiệu suất xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam kết hợp với phương pháp Pool Regression, Fix Effect Model và Random Effect Model. Thông qua mô hình Trọng lực của Tinbergen (1962), tổng sản phẩm quốc dân của nước nhập khẩu, dân số Việt Nam và tỷ giá hối đoái thực thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng may mặc trong khi dân số nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý có tác động ngược lại. Hiệu suất xuất khẩu (TRE), được ước tính dựa trên phương pháp Battese và Coelli (1992), thấp hơn nhiều so với tiềm năng. Nghiên cứu tiếp tục xem xét sự ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và việc tham gia các Khu vực Thương mại Tự do (FTA) của Việt Nam đến hệ số TRE, kết quả cho thấy cả hai yếu tố này đều có thể cản trở và thúc đẩy hệ số trên.

Từ khóa: Giá trị xuất khẩu, Hàng may mặc Việt Nam, Hiệu suất xuất khẩu, Rào cản Kỹ thuật trong Thương mại.

 

 

[4] Tác động của năng lực quốc gia về logistics đối với biên độ xuất khẩu: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Impacts of logistics performance on export margins - An empirical study in Vietnam

Tác giả: Lương Nguyên Hoàng Anh, Trương Ngọc Linh, Nguyễn Đặng Quỳnh Tiên,

Đinh Trần Thanh Mỹ, Phạm Hồ Hà Trâm

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích tác động của năng lực quốc gia về logistics đối với biên độ xuất khẩu, bao gồm biên độ mở rộng và biên độ tập trung bằng cách sử dụng dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam với 79 đối tác thương mại trong giai đoạn 2007-2018. Tổng giá trị xuất khẩu được phân tách thành biên độ mở rộng và biên độ tập trung bằng cách tính toán số lượng sản phẩm được xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của các sản phẩm cũ được phân loại theo mã HS 6 chữ số. Kết quả cho thấy rằng năng lực quốc gia về logistics có tác động tích cực và có ý nghĩa về mặt thống kê đối với cả tổng kinh ngạch xuất khẩu và biên độ xuất khẩu. Đặc biệt, năng lực quốc gia về logistics có tác động nhiều hơn đến biên độ tập trung so với với biên độ mở rộng. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động logistics để thúc đẩy năng lực xuất khẩu của Việt Nam.

Từ khóa: Kinh doanh quốc tế, Tạo thuận lợi thương mại, Năng lực quốc gia về Logistics, Biên độ xuất khẩu, Việt Nam.

Từ khóa: Liên kết; doanh nghiệp FDI; doanh nghiệp cung ứng; yếu tố ảnh hưởng; Việt Nam

Abstract

This study analyzes the impacts of logistics performance on export margins, consisting of extensive margins and intensive margins by utilizing export data of Vietnam's Trade with 79 trading partners over the period 2007-2018. The research divided total export flows into the extensive and intensive margins of Vietnamese exports by respectively calculating the number of exported products and the export value of old products categorized by 6-digit HS code level. The findings propose that logistics performance has a statistically positive significant effect on both bilateral export volume and export margins. It highlights that the impact of logistics performance on intensive margins is stronger than of extensive margins. This study also provides some policy implications to improve logistics activities that can promote export variety with corresponding trade volume in Vietnam.

Keywords: International Business, Trade Facilitation, Logistics Performance, Export Margins, Vietnam

 

[5] Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng tỉnh Hậu Giang đối với sản phẩm gạo an toàn

Estimating the willingness to pay of Hau Giang province consumers for safe rice product

Tác giả: Huỳnh Việt Khải, Lê Thanh Sang, Nguyễn Văn Ngân, Trương Thị Thúy Hằng,

Nguyễn Lê Huyền Trân

 

Tóm tắt

Bài viết ước lượng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của người tiêu dùng tỉnh Hậu Giang đối với sản phẩm gạo an toàn bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên giới hạn kép (DBDC CVM). Kết quả cho thấy rằng đáp viên sẵn lòng chi trả cho gạo an toàn khoảng 21.500 đồng/kg, cao hơn 65% so với mức giá thường được đưa ra ban đầu (13.000 đồng/kg). Nghiên cứu cũng cho thấy những đáp viên là nữ, tuổi càng cao, gia đình có đông thành viên, có nhiều kiến thức về sản phẩm an toàn, hoặc thu nhập càng cao thì khả năng chi trả của họ cho gạo an toàn nhiều hơn.

Từ khóa: An toàn thực phẩm, sản phẩm sạch hoặc hữu cơ, phương pháp DBDC CVM, mức sẵn lòng chi trả (WTP).

Abstract

This paper estimated the willingness to pay (WTP) of consumers in Hau Giang province for the proposed safe rice by the double-bounded dichotomous choice contingent valuation method (DBDC CVM). The results showed that the respondents were willing to pay for safe rice about 21,500 VND/kg, 65% higher than the price of conventional rice (13,000 VND/kg). The study also showed that the respondents who were female, the older they were, the larger the family members, the more knowledge about safe products, or the higher their income, the more likely they were to pay for the proposed safe rice.

Keywords: Food safety, safe or organic product, DBDC CVM, willingness to pay (WTP).

 

[6] Phân tích chuỗi giá trị cây sả trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

CYMBOPOGON CITRATUS VALUE CHAIN ANALYSIS FOR TUY PHUOC DISTRICT OF BINH DINH PROVINCE

Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Diệp Toàn, Nguyễn Thị Huỳnh Nhã

 

Tóm tắt

Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại nông thôn theo hướng tăng hiệu quả khai thác các nguồn lực ở nông thôn, trồng dược liệu là một sự lựa chọn được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị cây sả, đánh giá lợi nhuận thuần và giá trị gia tăng của các tác nhân trong khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây sả tại Tuy Phước. Một khảo sát được thực hiện với 136 người là các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cây sả bao gồm các hộ nông dân, người thu mua địa phương, người bán buôn tại các chợ đầu mối, người bán lẻ. Kết quả cho thấy người trồng sả là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị tuy nhiên sự chênh lệch lợi nhuận thuần của người trồng sả so với các tác nhân khác là không nhiều, chưa đủ kích thích người trồng gia tăng sản xuất hoặc thu hút thêm người trồng mới tham gia vào lĩnh vực này. Nhiều giải pháp khác cũng được đề xuất nhằm tạo ra sự phát triển chuỗi giá trị cây sả bền vững tại huyện Tuy Phước.

Từ khóa: Chuỗi giá trị; Phân tích chuỗi giá trị, Giá trị gia tăng; Cây sả, huyện Tuy Phước, Bình Định.

Abstract

In the restructuring of scops towards increasing efficiency in the exploitation of resources in rural areas, growing medicinal plants is a choice that has paid much attention recently in localities. This study was conducted to identify actors in the value chain of Cymbopogon Citratus, assessing the net profit and added value of actors in the research area, thereby proposing solutions to develop the value chain of Tuy Phuoc district. A survey was conducted with 136 people who are the main actors participating in the value chain of Cymbopogon Citratus, including farmers, local collectors, wholesalers, and retailers. The results indicate the farmer is the highest value-added actor in the value chain. However, the difference in net profit of farmers compared to other factors is not significant. So it's not enough to affect farmer increase production or attract new farmers engaged in this field. Many other solutions are also proposed to develop the value chain of Cymbopogon Citratus in the Tuy Phuoc district sustainability.

Keywords: Value Chain; Value chain analysis, Value-added; Cymbopogon Citratus; Tuy Phuoc district, Binh Dinh province.

 

[7] Tác động kép của quảng cáo hoài niệm trong marketing xã hội doanh nghiệp: phát triển mô hình lý thuyết

The dual effect of nostalgic advertising in corporate social marketing: a conceptual model

Tác giả: Trần Thị Kiều Trinh, Lê Minh Toàn, Trần Triệu Khải

 

Tóm tắt

Thực tế cho thấy marketing dựa trên yếu tố hoài niệm mang lại giá trị thương mại cho các thương hiệu và doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện có rất ít hiểu biết về ảnh hưởng của hoài niệm trong lĩnh vực marketing xã hội doanh nghiệp - một lĩnh vực có sự giao thoa giữa mục tiêu về lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng một mô hình lý thuyết về tác động kép của các quảng cáo hoài niệm trong marketing xã hội doanh nghiệp lên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và hành vi xã hội tốt đẹp của người tiêu dùng. Dựa trên lý thuyết mức độ tri nhận (construal level theory) và cảm giác có ý nghĩa (sense of meaning), chúng tôi đề xuất một mô hình nghiên cứu bao hàm bốn cơ chế trung gian để giải thích tác động kép này, đó là: tính gắn kết cảm xúc thương hiệu (brand emotional attachment), tính biểu tượng địa phương thương hiệu (brand local iconness), tính xác thực thương hiệu (brand authenticity), và cảm giác có ý nghĩa. Các thảo luận và hàm ý của mô hình đề xuất cũng được trình bày để định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai.

Từ khóa: Hoài niệm, Marketing xã hội doanh nghiệp, Giá trị thương hiệu, Hành vi xã hội, Lý thuyết mức độ tri nhận

Abstract

In pactice, nostalgia-based marketing has generated commercial values to for-profit brands and businesses. However, little is known about the effect of nostalgia in corporate social marketing - an area in which both economic and social goals intersect. This study aims to build a conceptual model of the dual effect of nostalgia advertisements in corporate social marketing on both brand equity of a business and pro-social behavior of consumers. Drawing on the construal level theory and the concept of sense of meaning, we propose a research model that indicates four mechanisms to explain this dual impact, including: brand emotional attachment, brand local iconness, brand authenticity, and sense of meaning. Discussions and implications of the proposed model are presented to guide future research in the field.

Keywords: Nostalgia, Corporate social marketing, Brand equity, Pro-social behavior, Construal level theory.

 

[8] Mô hình giải thích mối quan hệ giữa tính cách cá nhân, mạng lưới xã hội và cường độ liên hệ với các mối quan hệ xã hội (networking) của sinh viên tốt nghiệp

Model explaining the relationships between personality traits, network size, and networking intensity of new graduates

Tác giả: Lê Sơn Tùng

 

Tóm tắt

Mặc dù hành vi Liên hệ với các mối quan hệ xã hội (Networking) đã được xem là một chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả với sinh viên, nhưng nhiều cá nhân dường như không muốn sử dụng nó như một cách để có được việc làm. Tính cách cá nhân được tìm thấy như là một nhân tố tác động vào cường độ sử dụng các mối quan hệ xã hội (Networking), tuy nhiên vẫn thiếu nghiên cứu chỉ ra cơ chế tác động của nó đến hành vi Liên hệ với các mối quan hệ xã hội (Networking). Mục đích của nghiên cứu này là điều tra mối quan hệ giữa tính cách cá nhân và hành vi Liên hệ với các mối quan hệ xã hội (Networking) thông qua biến trung gian, đó là mạng lưới xã hội. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 773 đối tượng sinh viên tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về vai trò của các loại tính cách cá nhân đối với việc phát triển các mối quan hệ xã hội và hành vi Liên hệ với các mối quan hệ xã hội (Networking). Ý nghĩa và kết quả của nghiên cứu sẽ được thảo luận chi tiết.

Từ khóa: Tính cách cá nhân HEXACO, mạng lưới xã hội, hành vi Networking, tính hướng ngoại, tính đa cảm, tỉnh cởi mở.

Abstract

Although networking behavior has been seen as an effective job search strategy for students, many individuals seem to avoid using this method to get employment. Personality traits were found as an important factor influencing Networking intensity, however, too little research about the mechanism linking between personality traits and Networking behavior. The goal of this study is to investigate the relationship between personality traits and Networking behavior via network size. The survey was conducted on 773 respondents who are new graduates. Results indicated the important insight into the role of personality traits on expanding social relationships as well as Networking behavior. Results and implications will be discussed in detail.

Keywords: HEXACO personality traits, network size, networking behavior, extraversion, emotionality, openness to experience.


Để download các bài viết, vui lòng truy cập chuyên trang của Tạp chí Khoa học Kinh tế tại Hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến tại đường link sau: https://vjol.info.vn/index.php/due/issue/view/5961


Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn