DHKT

Danh mục các bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Kinh tế Vol 9(02) 2021

10/09/2021

[1] Các yếu tố vĩ mô tác động đến thu hút dòng vốn FDI tại tỉnh Bình Dương

The impact of macroeconomic factors on attracting FDI in Binh Duong province

Tác giả: Đặng Văn Cường

 

Tóm tắt

Bài viết nhằm tìm kiếm minh chứng mang tính thực nghiệm về các chỉ số kinh tế vĩ mô cấp địa phương của tỉnh Bình Dương tác động đến dòng vốn FDI chảy vào vào địa phương. Thông qua dữ liệu chuỗi giai đoạn 1997 – 2020, bài viết sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để ước lượng kết quả sự tác động của các yếu tố vĩ mô này. Kết quả ước lượng cho thấy tổng sản phẩm hàng năm của tỉnh (GDP) và đầu tư công của tỉnh có tác động thuận chiều đến dòng vốn FDI cả trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Ngoài ra, dân số của tỉnh có mối quan hệ nghịch chiều đến FDI cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Cuối cùng, kết quả ước lượng mô hình ECM cũng cho thấy khoảng 121,18% sai biệt giữa giá trị thực tế và giá trị cân bằng dài hạn của dòng vốn FDI (hay giá trị dự báo của dòng vốn FDI) được điều chỉnh sau mỗi năm.

Từ khóa: yếu tố vĩ mô, thu hút FDI, đồng liên kết, ECM.

Abstract

The paper tends to find empirical evidence on local macroeconomic factors of Binh Duong province affecting FDI inflows into the province. Through series data in the period 1997 - 2020, the article uses the co-integration analysis method and the error correction model (ECM) to estimate the impact results of these macro factors. The estimation results show that the province's annual gross product (GDP) and provincial public investment have a positive effect on FDI inflows both in the short and long term. Meanwhile, the population of the province has a negative impact on FDI in the short and long term. And the ECM result also shows that about 121.18% of the difference between the real value and the long-term value of FDI inflows (or the equilibrium value of FDI inflows) is adjusted every year.

Keywords: macroeconomic factors, attracting FDI, co-integration, ECM.

 

[2] Xu hướng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một số bằng chứng ban đầu

Trends in corporate income tax avoidance in small and medium enterprises: An early evidence

Tác giả: Nguyễn Công Phương, Huỳnh Nhã Thi

 

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm kiếm bằng chứng ban đầu về hành vi tránh thuế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sử dụng mẫu nghiên cứu trên một địa bàn quận, vận dụng hai tham số đo lường dấu hiệu tránh thuế là BTD và ETR, kết quả cho thấy các doanh nghiệp nghiên cứu có xu hướng tránh thuế và hành vi này không có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp khác biệt về ngành nghề và quy mô. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng ban đầu cho các nghiên cứu trong tương lai về tránh thuế của loại hình doanh nghiệp này.

Từ khóa: Tránh thuế; mối liên hệ giữa kế toán và thuế; doanh nghiệp vừa và nhỏ; tỷ suất thuế thực tế; chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

Abstract

The paper’s aim is to seek early evidence of SMEs’ corporate tax avoidance. Based on a sample of the SMEs placed in a district, using two proxies to measure SME’s corporate tax avoidance, namely BTD and ETR, the result shows that the SMEs have tend to avoid corporate taxes and this behavior is no different between business groups in terms of industry and sizes. The result provides an early evidence for future research on corporate tax avoidance of this SMEs.

Keywords: corporate tax avoidance; relationship between accounting and tax; SMEs; effective tax rate; Book-Tax difference.

 

[3] Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ngãi

Identifying the factors affecting tax compliance of enterprises: A case study of Quang Ngai province

Tác giả: Nguyễn Thanh Phương Thảo

 

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Quảng Ngãi. Thực hiện khảo sát 464 doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 06 nhân tố có ảnh hưởng, xếp theo thứ tự giảm dần mức độ ảnh hưởng như sau: Chế tài khi không tuân thủ, năng lực hoạt động của cơ quan quản lý thuế, hệ thống chính sách thuế, công tác thanh tra – kiểm tra về thuế, thuế suất, sự hiểu biết của doanh nghiệp về thuế; trong đó chỉ có nhân tố thuế suất có ảnh hưởng ngược chiều đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Để nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cần tăng cường hiệu lực trong việc áp dụng các chế tài đối với các doanh nghiệp không tuân thủ thuế, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý thuế, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, tăng cường công tác thanh tra – kiểm tra về thuế, giảm thuế suất một số loại thuế cho doanh nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế cho các doanh nghiệp.

Từ khóa: Thuế, tuân thủ thuế, cơ quan thuế, doanh nghiệp, hệ thống chính sách thuế.

Abstract

The study aims to determine the factors and the degree of influence of each factor on the tax compliance of enterprises in Quang Ngai. Currently surveyed 464 enterprises in Quang Ngai province, selected utility model according to non-probablity sampling. The results show that there are 06 influential factors, ranked in descending order of influence such as: Tax avoidance sanction, operational capacity of local tax authorities, tax policy, tax inspection - tax examination, tax rates, corporate understanding of tax; in that only the tax rates opposite to the tax compliance. In order to improve tax compliance of businesses, it is necessary to increase the effectiveness in applying regimes to non-tax-compliant businesses, improve the capacity of tax administration agencies and perfect tax policies system, strengthen tax inspection - examination, reduce tax rates on some enterprises, and strengthen propaganda and education on tax law for enterprises.

Keywords: Taxes, tax compliance, tax authority, businesses, enterprises, tax policy systems.

 

[4] Nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng trong nước và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

A quantitative study on the determinants of the linkage between domestic suppliers and FDI enterprises in Vietnam

Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Vinh, Nguyễn Thị Hiền

 

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu các yếu tố quyết định hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng trong nước và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bằng số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê năm 2017. Các yếu tố quyết định bao gồm đặc điểm của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cũng như chính sách của Chính phủ. Theo ước lượng từ mô hình Probit, các doanh nghiệp FDI hoạt động tại các khu công nghiệp có ít có xu hướng chọn nhà cung cấp trong nước trong khi các doanh nghiệp trong nước nếu hoạt động trong các khu công nghiệp sẽ tăng khả năng trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu cho thấy năng lực công nghệ có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới khả năng liên kết, các doanh nghiệp trong nước càng có năng lực công nghệ cao thì càng có khả năng trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp FDI càng có năng lực công nghệ cao thì càng giảm khả năng liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Kết quả này cho thấy năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu, cần cải thiện về gia tăng liên kết. Kết quả hồi quy cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế biến chế tạo có khả năng trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI hơn các ngành khác. Xem xét tác động của các chính sách của Chính phủ, nghiên cứu cho rằng hội nhập kinh tế không tạo ra đủ động lực để thúc đẩy liên kết ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Một số chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ưu tiên cho các doanh nghiệp FDI từ năm 2009 làm giảm khả năng các doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI.

Từ khóa: Liên kết; doanh nghiệp FDI; doanh nghiệp cung ứng; yếu tố ảnh hưởng; Việt Nam

Abstract

The paper studies the determinants of forming the link between domestic suppliers and FDI enterprises in Vietnam using enterprise survey data released by the General Statistics Office of Vietnam in 2017. The determinants include characteristics of FDI and domestic enterprises as well as government policies. Results from the Probit model show that, FDI enterprises operating in industrial parks are less likely to choose domestic suppliers; whereas domestic enterprises located in industrial parks are more likely to become suppliers for FDI enterprises. The paper also finds that technological capacity plays an important role for the linkage. Accordingly, the more domestic enterprises have high technological capacity, the more likely they are to become suppliers of FDI enterprises, and the more FDI enterprises have high technological capacity, the less likely they are to link up with domestic enterprises. This result indicates that the technological capacity of domestic enterprises remains weak and needs to be improved in terms of increasing linkages. The regression results also show that Vietnamese enterprises in the manufacturing industry are more likely to become suppliers for FDI enterprises than those in other industries. Considering the impact of government policies, the study suggests that economic integration does not create enough incentives to promote linkages between domestic and foreign firms. Past policies focusing on attracting foreign investment prioritizing FDI enterprises since 2009 have led to the reduction in the possibility of domestic enterprises becoming suppliers to FDI enterprises.

Keywords: Linkage; FDI firms; supplier; determinants; Vietnam

 

[5] Mối quan hệ giữa cơ cấu tuổi dân số, vốn con người và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

The relationship between age structure, human capital and economic growth in Vietnam

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Huỳnh Thị Diễm My, Phạm Huyền Trang, Hoàng Phan Việt Hà, Nguyễn Văn Trung

 

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa cơ cấu tuổi dân số, vốn con người với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2019 bằng cách sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao. Kết quả tìm thấy mối quan hệ dài hạn tích cực giữa tỷ lệ dân số người cao tuổi và tăng trưởng GDP ở Việt Nam và mối quan hệ tiêu cực giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn. Hàm ý chính sách đề xuất nhằm tận dụng lợi thế của giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, thích ứng với quá trình già hóa dân số nhanh chóng, nâng cao vốn con người để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững ở Việt Nam.

Từ khóa: Cơ cấu tuổi dân số, vốn con người, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam.

Tóm tắt

The study aims to analyze the short run and long run relationships between age structure, human capital and economic growth in Vietnam for the period 1986-2019 by using Autoregressive Distributed Lag (ARDL) model and Bound test method. The results found a positive long-term relationship between the proportion of the elderly population and GDP growth in Vietnam and a negative relationship between human capital and economic growth in Vietnam in both the short and long run. Policy implications are suggested to taking advantage of the period of "golden population structure", adapting to the rapid aging of the population, improving human capital in order to promote economic growth rapid and sustainable growth in Vietnam.

Keywords: Population age structure, human capital, economic growth, Viet Nam.

 

[6] The influence of corporate culture on employer branding at Admicro division of VCCorp joint stock company

Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới thương hiệu của nhà tuyển dụng tại khối Admicro, công ty cổ phần VCCorp

Tác giả: Hoàng Anh Duy, Hoàng Hà Linh

 

Abstract

The contention that corporate culture influences employer branding is not disputable. However, the extent to which it influences employer branding in the workplace is a topic for scholarly debate and investigation. While corporate culture is quite familiar with most businesses, employer branding is a relatively new concept that can function as an instrument for firms to position themselves as an employer, to attract and retain wanted employees. This research examines the impacts of corporate culture on employer branding in the context of recruitment with the case of Admicro Division, VCCorp. The results show that Corporate Culture dimensions including Capacity Development, Consistent Core Values, Involvement Empowerment, Vision and Mission have an influence on employer branding. That is why some recommendations are provided for the corporation to improve their culture to promote their branding.

Keywords: Corporate Culture, Employer Branding, Human Resources, Admicro, VCCorp, Impact.

Tóm tắt

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng như thế nào và cụ thể là những yếu tố của của văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động đến thương hiệu của doanh nghiệp là điều mà nhiều học giả và các nhà quản lý quan tâm. Văn hóa doanh nghiệp đã ngày càng phổ biến hơn, trong khi việc xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng lại còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp để có thể định vị bản thân doanh nghiệp trên thị trường lao động nhắm thu hút, giữ chân người tài. Vì vậy, bài viết này nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến thương hiệu của nhà tuyển dụng trong phạm vi của công tác tuyển dụng nhân lực với trường hợp của Khối Admicro, Công ty cổ phần VCCorp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố Phát triển năng lực, Các giá trị cốt lõi nhất quán, Sự tham gia ủy quyền và Tầm nhìn, Sứ mệnh có ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà tuyển dụng. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của mình như một chiến lược xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng.

Từ khóa: văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu nhà tuyển dụng, Admicro, VCCorp, Impact.

 

[7] Mối quan hệ giữa truyền miệng trực tuyến và tài sản thương hiệu: Trường hợp nghiên cứu trong ngành khách sạn tại Việt Nam

Relationship between electronic word of mouth and brand equity: A case study of hotel industry in Vietnam

Tác giả: Trần Thị Kim Phương, Võ Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Thống Nhất,

Huỳnh Lê Hạnh Duyên, Trần Trung Vinh

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích: (1) Xác định các nhân tố tiền đề của truyền miệng trực tuyến; (2) kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố tiền đề và truyền miệng trực tuyến dưới sự ảnh hưởng của biến điều tiết (giới tính); (3) kiểm tra sự ảnh hưởng của truyền miệng trực tuyến đến tài sản thương hiệu trong bối cảnh nghiên cứu là ngành khách sạn. Điều tra online được thực hiện để thu thập dữ liệu từ những khách du lịch nội địa đã từng sử dụng dịch vụ tại các khách sạn ở Việt Nam và đã từng tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ, đánh giá của mình trên các trang web, ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội về các khách sạn tại Việt Nam. Với 247 bản câu hỏi hợp lệ đã được đưa vào phân tích và kiểm định giả thuyết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM). Kết quả thể hiện rằng các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất liên quan đến mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình đều được chấp nhận, ngoại trừ mối quan hệ giữa lòng tin và truyền miệng trực tuyến (H2) không được chấp nhận. Cuối cùng, những hàm ý liên quan đến lý thuyết và quản lý được thảo luận.

Từ khóa: Truyền miệng trực tuyến, Tài sản thương hiệu, Giới tính, CB-SEM

Abstract

This study aims to: (1) Determine the antecedents of eWOM; (2) examine the relationships between antecedents and eWOM under the effect of a moderator (gender); (3) examine the impact of eWOM on brand equity in the hotel industry. An online survey is conducted to collect data from domestic tourists who have stayed in hotels in Viet Nam, and they have interactions on social platforms. With a return of 247 questionnaires are valid. CB-SEM was used to test hypotheses. The results show that the research hypotheses are accepted, except the relationship between trust and eWOM (H2) is rejected. Finally, specific theoretical and managerial implications are discussed.

Keywords: Electronic word of mouth, Brand equity, Gender, CB-SEM.

 

[8] Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hình thức học tập trực tuyến của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội

Factors affecting intention to use e-learning of universities’ students in Hanoi

Tác giả: Đào Minh Anh, Triệu Thị Hiền

 

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hình thức học tập trực tuyến của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 190 sinh viên tại các trường đại học, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với 5 mức độ trả lời theo thang đo Likert 5 điểm. Nhóm tác giả sử dụng thống kê mô tả và phân tích hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống học trực tuyến của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia học trực tuyến của sinh viên, bao gồm Kỳ vọng hiệu quả, Kỳ vọng dễ dàng, Ảnh hưởng xã hội và Điều kiện thuận lợi. Thông qua các yếu tố này, có thể thấy sinh viên mong chờ gì từ việc sử dụng hệ thống học tập trực tuyến và ý định sử dụng hệ thống này của họ. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm thu hút sinh viên sử dụng hình thức học tập trực tuyến nhiều hơn.

Từ khóa: Học trực tuyến, Ý định sử dụng, Sinh viên, Hà Nội.

Abstract

This paper examines the factors that influence the intention to use E-learning of universities’ students in Hanoi. The authors surveyed 190 students, using the survey questionnaire with 5 response levels on the 5-point Likert scale. The authors use descriptive statistics and regression analysis to find out the factors that affect students' intention to use E-learning system. Research results show that there are four factors that positively affect intention to use E-learning of students in Hanoi, including performance expectancy, effort expectancy, social factors and facilitating conditions. Through these factors, it can be seen what students expect from using E-learning and their intention to use it. From the research results, the authors also gave some recommendations to attract students to use E-learning more.

Keywords: E-learning, Intention to use, Students, Hanoi.


Để download các bài viết, vui lòng truy cập chuyên trang của Tạp chí Khoa học Kinh tế tại Hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến tại đường link sau: https://vjol.info.vn/index.php/due/issue/view/5561


Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn