DHKT

Nhật ký FiinTrade #31 - ngày 29/4/2020: Don’t “Sell in May and Go away!”

29/04/2020

Kính gửi Quý Thầy Cô,

Quý Thầy Cô vui lòng Download bản Full Nhật ký Fiintrade #31 tại đâyhttps://bit.ly/2VR8nSy

1. Phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ lễ diễn ra khá nhộn nhịp. Lý do là các quỹ đầu tư, nhất là các quỹ đầu tư chỉ số, đẩy mạnh giao dịch nhằm phân bổ lại danh mục sau khi HOSE công bố cập nhật thành phần rổ VN30 có hiệu lực từ ngày 4/5, trong đó cổ phiếu VCB, CTG và EIB sẽ được tăng tỷ trọng còn nhiều cổ phiếu khác lại bị hạ tỷ trọng, bao gồm VPB, TCB, MSN và VJC.

2. Tháng 4 đã khép lại với rất nhiều tin tức và sự kiện hầu hết là bất lợi cho chứng khoán. Nếu lấy mốc thời đúng “ngày cá tháng tư” và giả sử có một siêu nhân nào đó (kiểu như nhà tiên tri Baba Vanga) có thể cho mọi người biết trước các tin tức trong tháng qua như cách ly xã hội, dịch bệnh cướp đi hơn 200 nghìn người trên thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam không được trả cổ tức/ cắt giảm 50% lợi nhuận v.v. thì có lẽ rất khó có thể hình dung một tháng sôi động và lên giá cổ phiếu như thực tế vừa qua. VN-Index đã tăng 106,58 điểm tức 16,09% lên 769,11 như hiện nay. Thanh khoản bình quân riêng trên HOSE đạt 4,24 ngàn tỷ trong tháng 4 (tăng 10,7% so với tháng 3). 

Điểm đáng mừng là tất cả các nhóm ngành lớn đều tăng điểm trong tháng 4 này. Nhóm cổ phiếu chứng khoán chạy trước đầu tiên vào đầu giai đoạn tăng điểm từ mức “đáy tạm thời” 659,21 nhưng quán quân trong tháng 4 này lại thuộc về ngành Bán lẻ + 27,48% (điển hình là MWG +29,07%, FRT +90,58%DGW +34,78%), Hóa chất +26,2% (GVR +31,8%, DPM +26,98%, DCM +50,27%), Tài nguyên cơ bản +25,86% (HPG +32,72%), Du lịch & giải trí +24,3% (HVN +39,28%, VJC +19,20%). Tuy nhiên, nếu nhìn từ đầu năm trở lại đây thì bức tranh đã đổi màu, ngành Bán lẻ (-27,5%), Dầu khí (-25,8%) và Bảo hiểm (-25,1%) vẫn giảm điểm mạnh nhất, chỉ duy có 2 ngành Viễn thông (+3,8%) và Hóa chất (+3,4%) tăng điểm nhẹ.

3. Cập nhật liên tục kết quả kinh doanh:  tính đến hết ngày 29/04/2020, 722 doanh nghiệp niêm yết (chiếm 63,3% vốn hóa thị trường) đã công bố chính thức hoặc sơ bộ kết quả kinh doanh Q1-2020. Trong đó, 580 doanh nghiệp báo lãi trong khi 142 doanh nghiệp báo lỗ. Loại ra các doanh nghiệp không có BCTC Q1-2019, doanh thu của 712 doanh nghiệp giảm 1,8% trong khi LNST giảm 12,2%. Nếu chỉ tính các doanh nghiệp phi ngân hàng thì doanh thu giảm 4,4% trong khi LNST giảm 23,8%. Điểm lưu ý là nếu loại khoản lợi nhuận bất thường 7,5 ngàn tỷ từ chuyển nhượng cổ phần công ty con của VHM thì LNST của khối doanh nghiệp phi ngân hàng này giảm ở mức khá sâu -43,4%.




4. Việt Nam và Mỹ: Chúng tôi muốn dành điểm cuối cùng này quay lại nói về sự tương đồng giữa chứng khoán Việt Nam và chứng khoán Mỹ chứ không phải cuộc đối đầu cách đây 45 năm! Như Nhật ký FiinTrade #20 chúng tôi đã chỉ ra, có sự đồng điều đến kỳ lạ giữa VN-Index và S&P500 và điều đó vẫn đúng cho đến ngày lịch sử 30-4 này. Nhìn tổng quan hai biểu đồ phía sau có thể thấy hai chỉ số khá là tương đồng và đang trong giai đoạn “test đáy” với mô hình khá giống nhau. Cả hai chỉ số đều trong quá trình trở về với đường trung bình 200 ngày (MA200), mặc dù sức bật của VN-Index có vẻ đuối hơn S&P200.

Việc S&P500 có độ biến động lớn hơn nhiều so với VN-Index trong thời gian gần đây khi mà Fed cũng tham gia vào thị trường như một market maker thực sự với việc mua vào bán ra các công cụ cần thiết để bơm thanh khoản cho thị trường. Trường phái ủng hộ “bắt đáy” khá phổ biến, không chỉ các tổ chức trung gian như Goldman Sachs, JPM, v.v. mà cả các “big boys” như Day Railo (nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới) vẫn hô mạnh “cash is trash” hay “tiền mặt là rác”. Tức là họ có quan điểm về đồng USD yếu và kém hấp dẫn hơn các kênh tài sản khác trong đó có chứng khoán do duy trì lãi suất thấp để kích thích kinh tế và tiêu dùng. Đó là lý do mà chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm mạnh mẽ bất chấp những khó khăn nội tại và nhiều doanh nghiệp và ngành nghề phá sản.

Trong khi đó, “Fed của Việt Nam” (được hiểu là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính) mới chỉ dừng lại ở các biện pháp “vòng ngoài” nên việc biến động thấp hơn của VN-Index so với S&P500 là điều có thể hiểu được. Riêng ở Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh mẽ trong tháng 3 và tháng 4 với giá trị hơn 15,6 ngàn tỷ (660 triệu USD) và theo chúng tôi nếu không có yếu tố này thì ở Việt Nam chúng ta đã có thể chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của VN-Index bất chấp dịch bệnh covid-19 vừa qua.

 

Nói tóm lại, những ảnh hưởng của Covid-19 đã phản ánh khá rõ nét vào kết quả kinh doanh quý 1-2020 của các doanh nghiệp. Sự tham gia mạnh mẽ với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân và dịch chuyển dòng tiền của nhóm nhà đầu tư tổ chức trong hoạt động tái cấu trúc doanh mục của họ đã tạo lên một tháng 4 sôi động.

Với doanh nghiệp lúc này thì “Tiền mặt là Vua” nhưng với giới đầu tư chứng khoán Việt Nam thì có lẽ “Tiền mặt là rác” vào lúc này thì cũng đúng, nhất là trong bối cảnh lãi suất thấp được duy trì như hiện nay và họ đã tham gia mua ròng rất mạnh và đưa VN-Index tăng 16% trong tháng 4. Chúng ta cùng hi vọng dòng tiền đó sẽ tiếp tục trong tháng 5 và họ không “Sell in May and Go Away”!

 

FiinGroup JSC (previously StoxPlus JSC)

Head office: Level 10, Peakview Tower, 36 Hoang Cau St., O Cho Dua Ward, Dong Da Dist., Hanoi

Branch office: Level 3, Profomilk Bldg., 51-53 Vo Van Tan St., Ward 6, Dist. 3, Ho Chi Minh City

M: +84 (0) 989 219 401

T:  +84 (24 ) 3562 6962 (ext.: 103)

E: lan.do@fiingroup.vn

W: www.fiingroup.vn




Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn