DHKT

Khoa Marketing

Giới thiệu

Đào tạo

Khoa học

Hợp tác

Sinh viên

Tin tức - Sự kiệnThông báoLiên hệHội thảo khoa học

Tài nguyên

Hướng dẫn tổ chức hoạt động khoa học Nhóm TRT và Nhóm đọc

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

NHÓM TRT VÀ NHÓM ĐỌC

NHÓM TRT

1.      Giới thiệu chung 

Với tầm nhìn và viễn cảnh của Khoa Marketing là trở thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo khoa học Marketing xuất sắc ở Việt Nam và Đông Nam Á cùng với Viễn cảnh của trường ĐH Kinh tế, ĐHĐN là trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, Nhóm Nghiên Cứu- Giảng dạt TRT đã ra đời. 

Nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy TRT là một lực lượng nòng cốt thúc đẩy, hỗ trợ và thực hiện đổi mới đào tạo và nghiên cứu, kết hợp giữa nghiên cứu với đào tạo và ứng dụng thực tiễn.

2.     Mục tiêu 

Đào tạo: Thúc đẩy, tư vấn, hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến đạt chuẩn quốc tế về đào tạo Đại học và sau Đại học.

Nghiên cứu khoa học: Tổ chức đăng kí và đấu thầu các đề tài, dự án NCKH địa phương, quốc gia và quốc tế, thực hiện công bố quốc tế trên các tạp chí ISI.

Hợp tác địa phương, quốc gia và quốc tế : Phát triển mạng lưới hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, trường Đại học, cộng đồng doanh nghiệp ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

3.      Thành viên 

Nhóm TRT được thành lập và bao gồm 15 thành viên với trình đô chuyên môn cao trong đó 2 PGS, 4 TS, 4 NCS, 5 ThS. Tỉ lệ TS và NCS: 67%, được đào tạo tại các môi trường học thuật tiên tiến như Anh, Úc, Pháp, New Zealand, Hà Lan, Đài Loan 

4.      Lĩnh vực nghiên cứu 

- Xây dựng và phát triển thương hiệu 

- Marketing địa phương 

- Marketing kỹ thuật số 

- Marketing xã hội 

 

NHÓM ĐỌC - TRG 

1.      Giới thiệu chung

Nhóm đọc (Theory Reading Group - TRG) của khoa Marketing là tập hợp các nhà khoa học, giảng viên đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và các Trường Đại học khác nhằm mục đích chia sẻ thông tin khoa học về lý luận, thực tiễn các vấn đề của khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý đương đại của Việt Nam và thế giới, hướng tới xây dựng cộng đồng khoa học chia sẻ tri thức khoa học chung.

2.      Hình thức tổ chức 

- Nhóm đọc là hình thức tổ chức dựa trên sự tham gia tự nguyện của các nhà khoa học, giảng viên và viên chức đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và các Trường Đại học khác. 

- Thành viên của Nhóm đọc bao gồm:

                  + Thành viên cơ hữu: Các nhà khoa học, giáo viên tham gia đăng ký trực tiếp với Khoa Marketing để Khoa lập danh sách thành viên cơ hữu, chuyển lên Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, lấy xác nhận của Ban Giám Hiệu Nhà trường. Thành viên cơ hữu của Nhóm đọc sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền bá kiến thức mới (báo cáo viên, người khởi xướng ý tưởng, người dẫn đạo ý tưởng…), thúc đẩy sự lan tỏa kiến thức, tạo dựng từng bước “cộng đồng bạn đọc khoa học” tại Khoa và tại Trường.

                  + Thành viên vãng lai: các nhà khoa học, giáo viên có mong muốn tham dự các buổi sinh hoạt của Nhóm đọc, nhưng không bắt buộc phải báo cáo và thuyết trình.

- Số lượng thành viên tham gia: tối thiểu là 3 thành viên hữu cơ.

- Nhóm đọc không thu phí thành viên.

3.      Nguyên tắc hoạt động của Nhóm đọc

- Các thành viên hữu cơ của Nhóm đọc (đã có đăng ký danh sách của Khoa) sẽ chia sẻ tự nguyện các kiến thức khoa học với các thành viên khác trong nhóm và khác nhóm theo lịch sinh hoạt đã được sự thống nhất của các thành viên và Khoa chủ trì.

- Các kiến thức khoa học được cung cấp từ các bài báo khoa học, giáo trình mới, sách tham khảo mới… nhằm củng cố và cập nhật các kiến thức chuyên ngành của Bộ môn/ Khoa, phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường. Nội dung kiến thức chia sẻ sẽ đi theo những chủ đề do Khoa chủ trì đăng ký trong lịch sinh hoạt định kỳ của Nhóm.

- Lịch sinh hoạt của Nhóm đọc tối thiểu 1 lần / 2 tháng và thông báo rộng rãi trên lịch tuần của Nhà trường.

4.      Quyền lợi của thành viên Nhóm đọc

- Tham gia Nhóm đọc, nhà khoa học và giảng viên sẽ được tính giờ khoa học như sau: 

                  + Báo cáo viên được tính 50 giờ / báo cáo (kèm theo minh chứng bao gồm nội dung báo cáo, có xác nhận của Khoa chủ trì).

                  + Được chia sẻ thông tin, nguồn dữ liệu, kiến thức mới hoặc những lý thuyết nền tảng liên quan đến các hướng nghiên cứu phát triển chính của chuyên ngành đào tạo. 

                  + Cùng tham gia khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoa học của Nhóm đọc (sách, bài báo, tài liệu dưới dạng bản in hoặc tài liệu trực tuyến)

- Nhà trường sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho mỗi sinh hoạt của Nhóm đọc (phòng chuyên đề, máy chiếu, âm thanh, ánh sáng…), căn cứ vào lịch sinh hoạt định kỳ đã đăng ký trên lịch tuần.