DHKT

Đề án môn học Kinh tế phát triển Kỳ II năm học 2016 - 2017

20/02/2017

Khoa Kinh tế thông báo đến tất cả sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển, về Danh mục tên đề tài đề án môn học (sinh viên đề tài theo thứ tự trong danh sách phân công giảng viên hướng dẫn) như sau 

1.      Chỉ số phát triển con người HDI- cách thức tính toán và ý nghĩa trong việc đo lường sự phát triển.

2.     Chính sách đất có tác động như thế nào đối với tăng trưởng và phát triển

3.      Thể chế và tác động của thể chế đến tăng trưởng và mức sống

4.      Vai trò của chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế mở, ứng dụng trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay.

5.     Cơ cấu dân số và cơ cấu dân số vàng, vai trò của cơ cấu dân số “vàng” đến tăng trưởng kinh tế. Liên hệ thực tế Việt Nam.

6.      Vai trò của các ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế. Các nước có truyền thống và mạnh trong nông nghiệp như Việt Nam có nên chuyển đổi ồ ạt sang lĩnh vực công nghiệp như hiện nay?

7.      So sánh và đưa ra các nhận xét của các mô hình tăng trưởng (chọn 2 mô hình), áp dụng trong tình hình Việt Nam hiện nay.

8.     Thế mạnh của lực lượng lao động trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tình huống ở các nước đang phát triển.

9.      Vai trò của công nghệ trong phát triển. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nhóm các nước đang phát triển như thế nào so với các nước phát triển

10.     Vai trò của nhà nước trong phát triển nông nghiệp

11.     Nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu nông thôn

12.     Địa lý và sự phát triển, nghiên cứu tình huống ở một nước cụ thể

13.     Ngoại thương, tăng trưởng và giảm nghèo.

14.     Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng.

15.     Tăng trưởng kinh tế - Vấn nạn môi trường và trái đất ấm dần lên

16.     Phát triển bền vững và tài nguyên thiên nhiên

17.     Giáo dục và vai trò của giáo dục với phát triển kinh tế

18.     Tăng trưởng vốn con người và tăng trưởng kinh tế ở cấp độ vĩ mô

19.     TFP và vai trò của TFP đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam

20.     Giáo dục và vốn con người. Thất nghiệp đối với người có học

21.     Giáo dục với di cư trong nước và chảy máu chất xám

22.     Phát triển kinh tế và cải thiện sức khoẻ người dân

23.     Viện trợ tài chính và Vai trò của viện trợ tài chính trong phát triển kinh tế

24.     Cải cách ruộng đất và Vai trò của cải cách ruộng đất trong quá trình phát triển kinh tế.

25.      Bất bình đẳng giới và Tác động tiêu cực của bất bình đẳng giới đến sự phát triển kinh tế.

26.      Bất bình đẳng về thu nhâp. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng về thu nhập ở các nước đang phát triển và các lựa chọn chính sách nhằm mục đích giảm bất bình đẳng thu nhập.

27.      Hệ số ICOR và ảnh hưởng của hệ số ICOR trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

28.      Mô hình di cư. Ứng dụng mô hình này để giải thích sự di cư ở Việt Nam

29.      Giáo dục với sự phát triển nông thôn. . (Phân tích minh hoạ một trường hợp cụ thể)

30.      Chính sách công nghiệp và vai trò của chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa. (Phân tích minh hoạ một ngành công nghiệp cụ thể)

31.      Chiến lược thay thế nhập khẩu – kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển. (Phân tích minh hoạ một trường hợp cụ thể)

32.       Thất nghiệp đối với những người có học. Nguyên nhân và giải pháp.

33.       Chính sách kiểm soát dân số?. Tác động của chính sách kiểm soát gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - ( Phân tích minh hoạ trường hợp chính sách một con ở Trung Quốc)

34.       Nguyên nhân vấn đề bẫy thu nhập trung bình ở một số nước đang phát triển và những giải pháp của chính phủ nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

35.       Tác động của qúa trình đô thị hóa và ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

36.       Sự hình thành của nền kinh tế đôi – gồm khu vực chính thức và phi chính thức – và ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển.

37.       Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ý nghĩa đối với các nước đang phát triển

38.       Đặc khu kinh tế và Tại sao phải phát triển đặc khu kinh tế trong quá trình phát triển.

39.       Sự hình thành của nền kinh tế đôi – gồm khu vực chính thức và phi chính thức – và ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở các nước đang phát triển.

40.       Môi trường và tăng trưởng, (Phân tích minh hoạ một trường hợp cụ thể)

41.        Phát triển kinh tế bền vững, những thách thức và khó khăn cho các nước đang phát triển

42.        Xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới. Ứng dụng phân tích cho trường hợp Việt Nam

43.        Lý giải nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua các mô hình tăng trưởng kinh tế. Vì sao có sự khác biệt trong cách giải thích?

44.        Chảy máu chất xám. Nguyên nhân và giải pháp?