DHKT

  • Chương trình đào tạo Tiến sĩ Ngành Kinh tế phát triển

     

    XEM:  CTĐT TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

    Mục tiêu

    Đào tạo tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển để người tốt nghiệp có:

    (i) năng lực thực hiện: Phân tích, tổng hợp và khái quát lý luận liên quan chuyên ngành; Thiết kế, thực hiện và phát hiện những điểm nghiên cứu mới, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, các phương pháp nghiên cứu, góp phần phát triển học thuật thuộc các lĩnh vực của kinh tế phát triển; Phân tích và lý giải được thực tiễn phát triển; Phản biện và xây dựng chính sách chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; Thử nghiệm kiến thức và mô hình kinh tế mới, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình phát triển; Thiết lập được mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề liên quan tới kinh tế phát triển trên quy mô khu vực và quốc tế. 

    (ii) Phẩm chất tốt, ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp kinh doanh nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời.

    Chuẩn đầu ra 

    Nghiên cứu sinh (NCS) sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển có khả năng:

    PLO 1: Phân tích, tổng hợp và khái quát lý thuyết và kết quả các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề liên quan tới kinh tế phát triển

    PLO 2:Thiết kế được nghiên cứu, phát hiện những điểm nghiên cứu mới, hình thành được ý tưởng khoa học, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, các phương pháp nghiên cứu, góp phần phát triển học thuật thuộc các lĩnh vực của kinh tế phát triển  

    PLO 3:Phân tích, đánh giá, phản biện thực tiễn để xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội 

    PLO 4:Thử nghiệm kiến thức và mô hình kinh tế mớiứng dụng kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình phát triển

    PLO 5: Thiết lập được mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề liên quan tới kinh tế phát triển trên quy mô khu vực và quốc tế 

    PLO 6: Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công việc

    PLO 7: Có năng lực sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng phục vụ cho công việc

    PLO 8: Tuân thủ các chuẩn mực xã hội, đạo đức nghề nghiệp và thực thi trách nhiệm xã hội

    Cơ hội nghề nghiệp

    Nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sẽ có thể:

    - Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng khối ngành kinh tế;

    - Làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu về kinh tế; các cơ quan hoạch định, thực thi chính sách phát triển kinh tế, xã hội của các Bộ, Ngành và địa phương; các bộ phận nghiên cứu kinh tế học của các tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước.