Chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế phát triển
XEM: CTĐT KINH TẾ PHÁT TRIỂN - Định hướng nghiên cứu
CTĐT KINH TẾ PHÁT TRIỂN - Định hướng ứng dụng
Khoa Kinh tế hiện đào tạo 2 ngành bậc thạc sĩ: Ngành Kinh tế Phát triển và Ngành Quản lý kinh tế.
Từ một định hướng đào tạo chung, đến nay chương trình đào tạo thạc sĩ Kinh tế phát triển đã phát triển thành hai hướng rõ rệt: định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.
Thạc sĩ Kinh tế phát triển định hướng nghiên cứu:
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển theo định hướng nghiên cứu:
- Cung cấp cho người học những kiến thức lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến về Kinh tế học phát triển, kiến thức liên ngành có liên quan và nâng cao năng lực nghiên cứu;
- Giúp người học có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận và kỹ năng nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế phát triển;
Thạc sĩ Kinh tế phát triển định hướng ứng dụng:
Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển theo định hướng ứng dụng:
- Cung cấp cho người học những kiến thức thực tế về kinh tế học phát triển, kiến thức liên ngành có liên quan và nâng cao năng lực ứng dụng vào thực tiễn;
- Giúp người học có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội một cách khoa học;
- Xây dựng, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn để phát triển kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tổ chức kinh tế - xã hội.
Khả năng học ở bậc học cao hơn: Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, người học sau khi tốt nghiệp (định hướng nghiên cứu và ứng dụng) có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ tiến sĩ ở trong nước và các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.