DHKT

SỰ THẬT VỀ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phần lớn các trường Đại học và Cao đẳng thường ví Quản trị Kinh doanh như một “cái ô” lớn bao trùm rất nhiều lĩnh vực từ tài chính đến nhân sự, marketing. Điều đó mang lại lợi thế lớn cho những sinh viên thuộc ngành học này là được chạm đến tất cả các khía cạnh của lĩnh vực kinh doanh.

Một cách tổng quát thì “Quản trị Kinh doanh” có thể chia nhỏ ra thành các lĩnh vực sau:

  • - Tài chính/ Kinh tế: làm sao để tối đa lợi nhuận, giảm tổn thất và xoay vốn

  • - Nhân sự: quản lý con người một cách hiệu quả, tuyển dụng và sa thải đúng người, đúng chỗ

  • - Marketing: xâm nhập thị trường, buôn bán mặt hàng phù hợp với đối tượng, đo lường được thị trường với đối thủ cạnh tranh.

  • - Quản lý sản xuất: tối ưu hóa vai trò kinh doanh và tạo thành một quy trình hiệu quả

Gần như tất cả những lý thuyết học trong Quản trị Kinh doanh đều có tính ứng dụng cao. 99% sinh viên ngành kinh doanh đều được học “làm thế nào để làm ra tiền?”, “làm thế nào để tăng lợi nhuận”, hay “làm thế nào để thâm nhập thị trường?”

Học Quản trị Kinh doanh để làm gì?

Để kinh doanh (hiển nhiên rồi). Bất kỳ nơi nào sử dụng đến tiền thì đều cần đến chuyên ngành này.

Ngành Quản trị Kinh doanh đòi hỏi học những môn gì?

Như đã nói ở trên, Quản trị Kinh doanh bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhưng mức độ khó trong môn học còn tùy thuộc vào lĩnh vực bên trong mà bạn chọn. Những người thiên về học kỹ thuật nhiều hơn sẽ phải lấy nhiều lớp toán ví dụ như lĩnh vực sản xuất, hay tài chính. Những người không giỏi về toán có thể chọn các lĩnh vực còn lại như marketing, nhân sự. 

Sẽ có một số môn cần đến kỹ năng “giải quyết vấn đề” nhưng hiếm khi các môn học của Quản trị Kinh doanh thuần về lý thuyết hay trừu tượng, đa phần các tài liệu thiên về toán ứng dụng. Ngoài ra sinh viên cần chuẩn bị trước là sẽ có rất nhiều hoạt động nhóm (groupwork) và các dự án về các tình huống. (case-study projects)

Học Quản trị Kinh doanh, ra trường sẽ làm gì?

Rất nhiều người nghĩ rằng học Quản trị Kinh doanh phải vào làm quản lý ở các tập đoàn lớn, nhưng thực tế không phải như vậy đâu nhé! Trong khi phần lớn vẫn chọn các loại hình kinh doanh có lợi nhuận, thì một số khác không ít sẽ đầu quân cho các tổ chức phi lợi nhuận (bởi vì dù sao họ vẫn cần quản lý vốn và con người mà). Người học Quản trị Kinh doanh hầu hết sẽ làm được rất nhiều nghề vì sự linh động trong ngành học này. 

Để cơ hội kiếm việc của bạn được cao hơn, hãy nên thực tập trong suốt quãng thời gian bạn học Đại học. Khoa QTKD - trường Đại học Kinh tế đã thiết kế lộ trình ngoại khóa cho các bạn sinh viên từ năm 1 đến năm 4 với mục tiêu giúp các bạn sinh viên tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp và tìm ra được vị trí việc làm yêu thích và phù hợp với các bạn sau khi tốt nghiệp ra trường cũng như cơ hội được thực tập từ năm 2. Thực tập nghĩa là kinh nghiệm và kinh nghiệm luôn là điều khiến bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng so với các ứng viên khác.

Những tính cách nào phù hợp cho ngành Quản trị Kinh doanh?

Bới vì ngành Quản trị Kinh doanh rất rộng nên tính cách của người làm quản trị kinh doanh cũng rất đa dạng cụ thể là:

  • “Ham tiền”. Vâng, nếu bạn nhìn đâu cũng thấy tiền và khả năng kiếm được lợi nhuận từ chúng thì đích thi bạn phù hợp với ngành này đấy!

  • Bạn có thể thuộc dạng “kỹ sư lặng lẽ”, nhưng lại bùng nổ một khi kết quả công việc được “lộ diện”

  • Bạn là người hướng ngoại với khả năng giao tiếp tốt.

  • Bạn là người liều lĩnh, có thể chấp nhận rủi ro tạm thời để mang về lợi nhuận cao hơn.

Vậy là bạn đã hiểu thêm được một chút về ngành Quản trị Kinh doanh và những yêu cầu của ngành để tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai của mình rồi đó!