DHKT

Tọa đàm lấy ý kiến góp ý “Báo cáo thường niên đánh giá kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 và triển vọng tăng trưởng năm 2023”

19/05/2023

Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý “Báo cáo thường niên đánh giá kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 và triển vọng tăng trưởng năm 2023” vào sáng ngày 19/5. Tham dự tọa đàm có PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Lê Văn Huy - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đại diện lãnh đạo lãnh đạo Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Thành viên tổ xây dựng Báo cáo thường niên kinh tế tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 và triển vọng tăng trưởng năm 2023” và đại diện các sở, ban ngành, viện nghiên cứu, các nhà quản lý, nhà khoa học…


Tọa đàm có phần trình bày của 3 tham luận: (1) Kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022: Các nhận định cơ bản; (2) “Thực trạng doanh nghiệp Đà Nẵng năm 2022” và (3) “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 và khuyến nghị chính sách”.



Các đại biểu tham dự tọa đàm

Từ tham luận “Thực trạng doanh nghiệp Đà Nẵng năm 2022” của các tác giả: TS. Lê Thị Minh Hằng, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc và NCS. Nguyễn Sơn Tùng đã phân tích về tăng trưởng doanh nghiệp Đà Nẵng, cơ cấu doanh nghiệp Đà Nẵng. Nền kinh tế thành phố Đà Nẵng đã trải qua ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid19 năm 2020-2021, bước đầu dần hồi phục và có bước phát triển mạnh. Năm 2022, tình hình doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng đã có sự phục hồi đáng kể sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid19. Tổng số doanh nghiệp tăng trưởng cao và quay về tăng mạnh và số lượng doanh nghiệp phá sản/giải thể đã giảm. Điều này cho thấy sự khởi sức của nền kinh tế Đà Nẵng. Tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp cũng đã phục hồi tốt và quay về mức lao động năm 2019. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động vẫn còn thấp hơn so với năm 2019 và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, các chính sách hi vọng sẽ giúp cải thiện tình hình thu nhập bình quân của người lao động trong thời gian tới. Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, thu nhập bình quân của Đà Nẵng đứng thứ 4, chỉ trên Cần Thơ. Việc thứ hạng này đem lại hi vọng cho thành phố Đà Nẵng có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai và cải thiện đời sống người dân địa phương.


Các đại biểu trình bày tham luận

Nhìn chung, tình hình kinh doanh tại thành phố Đà nẵng đã có những dấu hiệu phản hồi tích cực. Các chỉ số kinh tế đã quay về mức trước dịch với sự phục hồi mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, số lao động và doanh thu thuần. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế vẫn còn thấp và thu nhập bình quân xấp xỉ mức của năm 2019. Theo quy mô, chỉ có chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân trên mỗi doanh nghiệp tăng trưởng tích cực, các chỉ tiêu khác như số lao động bình quân trên mỗi doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận bình quân trên mỗi doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.


Từ đó, các tác giả đã đưa ra hàm ý chính sách phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng và kết luận: Các giá trị trung bình về số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp, vốn sản xuất kinh doanh bình quân mỗi doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận trước thuế bình quân mỗi doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, trong số các ngành kinh tế, ngành dịch vụ công cũng chiếm tỷ trọng vốn sản suất kinh doanh lớn nhất với hơn 65%. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến cho ngành này chịu tác động nặng nề đến mức lợi nhuận giảm sát. Mặc dù tạo ra hơn 50% doanh thu cho thành phố nhưng ngành dịch vụ lại là một trong những ngành có lợi nhuận thấp nhất.

Tham luận “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế và khuyến nghị chính sách” của PGS.TS. Trương Hồng Trình đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng là:

Kịch bản 1: “Tăng trưởng và phục hồi chậm”: Kịch bản xây dựng dựa trên tốc độ tăng trưởng dịch vụ vốn và dịch vụ lao độngbình quân giai đoạn 2015-2020.

Kịch bản 2: “Tăng trưởng và phục hồi nhanh”: Kịch bản xây dựng dựa trên tốc độ tăng trưởng dịch vụ vốn và dịch vụ lao động bình quân giai đoạn 2010 - 2020.

Kịch bản 3: “Tăng trưởng và phục hồi kỳ vọng”: Kịch bản điều chỉnh dựa trên đóng góp dịch vụ vốn và dịch vụ lao động, và quy hoạch tổng thế phát triển các lĩnh vực ngành thành phố Đà Nẵng”.




Đại biểu các sở, ban ngành, viện nghiên cứu góp ý kiến xây dựng Báo cáo

Sau phần trình bày báo cáo tham luận của các diễn giả, các đại biểu tham dự tham luận cũng trao đổi, thảo luận nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng và các hàm ý chính sách để phát triển kinh tế của thành phố.


PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu

PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận những ý tưởng do các chuyên gia, nhà khoa học góp ý. Đây là những ý kiến hết sức thiết thực giúp cho Thành viên tổ xây dựng Báo cáo thường niên xây dựng và hoàn thiện “Báo cáo thường niên đánh giá kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 và triển vọng tăng trưởng năm 2023” trong thời gian tới một cách nhanh nhất.

Trung tâm CNTT&TT
PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận những ý tưởng do các chuyên gia, nhà khoa học góp ý. Đây là những ý kiến hết sức thiết thực giúp cho Thành viên tổ xây dựng Báo cáo thường niên xây dựng và hoàn thiện “Báo cáo thường niên đánh giá kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 và triển vọng tăng trưởng năm 2023” trong thời gian tới một cách nhanh nhất.