DHKT

Thông báo tuyển sinh đại học chính quy theo phương thức xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ (tuyển sinh riêng) năm 2023

31/05/2023

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy theo phương thức tuyển sinh riêng năm 2023, đợt xét tuyển sớm như sau:

1. Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh

STT

Tên ngành/chương trình

Mã ĐKXT

Tuyển sinh riêng

Chương trình cử nhân chính quy

1

Quản trị kinh doanh

7340101

215

2

Marketing

7340115

115

3

Kinh doanh quốc tế

7340120

140

4

Kinh doanh thương mại

7340121

55

5

Thương mại điện tử

7340122

75

6

Tài chính - Ngân hàng

7340201

145

7

Kế toán

7340301

155

8

Kiểm toán

7340302

80

9

Quản trị nhân lực

7340404

45

10

Hệ thống thông tin quản lý

7340405

105

11

Khoa học dữ liệu

7460108

50

12

Luật

7380101

40

13

Luật kinh tế

7380107

60

14

Kinh tế

7310101

105

15

Quản lý nhà nước

7310205

40

16

Thống kê kinh tế

7310107

20

17

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

7810103

85

18

Quản trị khách sạn

7810201

80

19

Công nghệ tài chính

7340205

20

Chương trình cử nhân chính quy quốc tế

20

Cử nhân chính quy quốc tế

7340120QT

100

 

TỔNG CỘNG

1.730

2. Vùng tuyển sinh và chính sách ưu tiên

- Vùng tuyển: tuyển sinh trong cả nước;

- Chính sách ưu tiên: theo quy chế tuyển sinh hiện hành.

3. Đối tượng và nguyên tắc xét tuyển

3.1. Xét tuyển vào chương trình cử nhân chính quy quốc tế

Nhóm quốc tế (QT): Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 của Việt Nam đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT) và có tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên.

Tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn được xác định:

Tổng điểm 02 môn

=

Điểm môn Toán

+

Điểm môn được chọn (trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)

Giả sử môn A là môn chọn để xét, điểm môn A được tính như sau:

Điểm môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm của từng môn (được tính theo thang điểm 10) lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ); điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo Điểm xét tuyển Nhóm quốc tế.

Điểm xét tuyển Nhóm QT = Điểm quy đổi Nhóm QT + Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT (nếu có)

Trong đó:

- Điểm quy đổi Nhóm quốc tế được quy định như sau:

TT

Chứng chỉ IELTS

Chứng chỉ TOEFL iBT

Điểm quy đổi Nhóm QT

1

8.0 - 9.0

110 - 120

292

2

7.5

102 - 109

291

3

7.0

94 - 101

290

4

6.5

79 - 93

289

5

6.0

60 - 78

288

6

5.5

46 - 59

287

- Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT được tính như sau:

Điểm ưu tiên quy đổi Nhóm QT = [(300 - Điểm quy đổi Nhóm QT)/7,5] x mức điểm ưu tiên quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT

- Điểm xét tuyển được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm tiêu chí phụ là tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác (trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn).

* Chương trình cử nhân chính quy quốc tế là chương trình đào tạo chính quy chuyển tiếp học 2 năm cuối (hình thức 2+2) hoặc 1 năm cuối (hình thức 3+1) tại các trường đại học đối tác ở nước ngoài (Đại học Coventry, Đại học Hull, Đại học Middlesex, Đại học Heriot-Watt (Anh quốc); Lincoln University (New Zealand); Swinburne University of Technology, Monash University (Úc); Ball State, George Mason University, City University of Seatle (Mỹ),…). Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được các trường đối tác cấp bằng với các ngành đào tạo gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kế toán...

Sinh viên trúng tuyển chương trình cử nhân chính quy quốc tế tốt nghiệp THPT của Việt Nam năm 2023 vì những lý do bất khả kháng không thể chuyển tiếp sang trường đối tác thì sẽ được Nhà trường xem xét cho phép chuyển sang học tập cùng các chương trình cử nhân chính quy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN nếu sinh viên đáp ứng được các yêu cầu về kết quả học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành. Trong trường hợp đó, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và có đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét công nhận tốt nghiệp; cấp văn bằng và phụ lục văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1. Xét tuyển vào chương trình cử nhân chính quy

Chương trình cử nhân chính quy là chương trình đào tạo chính quy được xây dựng tuân thủ theo các Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho hệ thống đào tạo tín chỉ theo một lộ trình linh hoạt cho phép sinh viên tự lên kế hoạch học tập và hoàn thành chương trình từ 3 đến 8 năm tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và có đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng xét công nhận tốt nghiệp; cấp văn bằng và phụ lục văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh sau khi trúng tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế hoặc Marketing và đạt đủ yêu cầu về trình độ tiếng Anh (IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương) được đăng ký theo học Chương trình dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này được cấp văn bằng cử nhân và trên Phụ lục văn bằng sẽ ghi rõ ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh. Cụ thể:

- Thí sinh trúng tuyển vào ngành Kinh doanh quốc tế đăng ký vào “Chương trình Kinh doanh quốc tế - Giảng dạy bằng tiếng Anh”.

- Thí sinh trúng tuyển vào ngành Marketing đăng ký vào “Chương trình Marketing số (Digital Marketing) - Giảng dạy bằng tiếng Anh”.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển.

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi (nếu có)

Trong đó:

          - Điểm quy đổi: được trình bày cụ thể trong từng nhóm xét tuyển.

          - Điểm ưu tiên quy đổi được được tính như sau:

Điểm ưu tiên quy đổi = [(300 - Điểm quy đổi)/7,5] x mức điểm ưu tiên quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT

- Điểm xét tuyển được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng Điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12.

Cụ thể, phương thức tuyển sinh riêng gồm 4 nhóm sau đây:

Nhóm 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 của Việt Nam, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam.

Điểm quy đổi Nhóm 2 được được quy định như sau:

TT

Đường lên đỉnh Olympia

Điểm quy đổi

1

Cuộc thi Năm

300

2

Cuộc thi Quý

299

3

Cuộc thi Tháng

298

4

Cuộc thi Tuần

297

Nhóm 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 của Việt Nam đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chương trình dành cho học sinh lớp 12). Trường hợp các tỉnh có tổ chức kỳ thi học sinh giỏi riêng cho các khối lớp trung học phổ thông khác nhau, Nhà trường chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông tổ chức cho khối lớp cao nhất.

Điểm quy đổi Nhóm 3 được được quy định như sau:

TT

Giải HSG các cấp

Điểm quy đổi

1

Giải khuyến khích cấp QG

296

2

Giải Nhất cấp Tỉnh, TP trực thuộc trung ương

295

3

Giải Nhì cấp Tỉnh, TP trực thuộc trung ương

294

4

Giải Ba cấp Tỉnh, TP trực thuộc trung ương

293

Chú ý: Điểm quy đổi Nhóm 3 chỉ được áp dụng cho thí sinh đăng kí vào đúng ngành quy định, trường hợp thí sinh đăng kí không đúng ngành quy định, điểm quy đổi sẽ bằng không, cụ thể:

- Thí sinh đoạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Sinh học được đăng kí tất cả các ngành của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

- Thí sinh đoạt giải một trong các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chỉ được đăng kí các ngành (1) Luật, (2) Luật kinh tế, (3) Quản lý nhà nước.

Nhóm  4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 của Việt Nam đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT)có tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên.

Tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn được tính như sau:

Tổng điểm 02 môn

=

Điểm môn Toán

+

Điểm môn được chọn (trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)

Giả sử môn A là môn chọn để xét, điểm môn A được tính như sau:

Điểm môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm của từng môn (được tính theo thang điểm 10) lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Điểm quy đổi Nhóm 4 được quy định như sau:

TT

Chứng chỉ IELTS

Chứng chỉ TOEFL iBT

Điểm quy đổi Nhóm QT

1

8.0 - 9.0

110 - 120

292

2

7.5

102 - 109

291

3

7.0

94 - 101

290

4

6.5

79 - 93

289

5

6.0

60 - 78

288

6

5.5

46 - 59

287

Nhóm 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 của Việt Nam có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12.

Điểm quy đổi Nhóm 5 được tính dựa trên Tổng điểm trung bình Nhóm 5. Tổng điểm trung bình Nhóm 5 = (Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10 + Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12).

Tổng điểm trung bình Nhóm 5 từ 24 đến 30 điểm, được quy đổi như sau:

- Tổng điểm trung bình Nhóm 5 tối thiểu là 24 điểm tương ứng với điểm quy đổi là 225 điểm.

- Tổng điểm trung bình Nhóm 5 tối đa là 30 điểm tương ứng với tổng điểm quy đổi là 286 điểm.

TT

Tổng điểm trung bình Nhóm 5

Điểm quy đổi

1

30

286

...

...

...

n

24

225

Điểm quy đổi Nhóm 5 được tính như sau:

Điểm quy đổi Nhóm 5

=

(Tổng điểm trung bình Nhóm 5 - 24)

x

(286 - 225)

+ 225

(30 - 24)

Hay:

Điểm quy đổi Nhóm 5

=

(Tổng điểm trung bình Nhóm 5 - 24)

x

61

+ 225

6

3.3. Nguyên tắc xét tuyển chung

- Đối với từng ngành, các thí sinh được xét tuyển bình đẳng không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký;

- Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

- Thí sinh không cung cấp đầy đủ các minh chứng theo quy định trong quá trình đăng ký trực tuyến không được xét tuyển;

- Thí sinh không cung cấp minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng hoặc minh chứng không hợp lệ sẽ không được cộng điểm ưu tiên đối tượng.

4. Đăng ký xét tuyển

- Thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên trang tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng;

- Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 05 nguyện vọng. Các ngành đăng ký trong danh mục các ngành xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng năm 2023 tại Phụ lục đính kèm;

- Thí sinh sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất;

- Thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng, không được bổ sung nguyện vọng đăng ký sau khi đã xác nhận trên hệ thống đăng ký trực tuyến của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

5. Công bố kết quả xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)

- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng công bố kết quả xét tuyển sớm và danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2023).

- Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT theo kế hoạch chung để xử lý nguyện vọng toàn quốc. Thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức sau khi có kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng trên hệ thống của Bộ GDĐT.

- Các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm nhưng không đăng ký nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT sẽ không được xử lý nguyện vọng và xem như từ chối nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển này.

Chú ý: Để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ở đợt xét tuyển sớm cần đặt nguyện vọng đã được công bố đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ GDĐT là nguyện vọng 1.

6. Lệ phí đăng ký xét tuyển: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng không thu lệ phí đăng ký xét tuyển.

7. Thời gian, địa chỉ đăng ký xét tuyển

- Thời gian đăng ký: từ ngày 15/4/2023 đến hết ngày 31/5/2023;

- Địa chỉ đăng ký: http://dangkyxettuyen.due.udn.vn

Muốn biết thêm chi tiết, thí sinh vui lòng truy cập:

- Trang Facebook tuyển sinh: https://www.facebook.com/FaceDue/

- Zalo tuyển sinh: 0911 223 777

- Trang tin tuyển sinh 2023: http://due.udn.vn/tuvantuyensinh

Hoặc liên hệ:

- Số điện thoại tuyển sinh: 0911 223 777 - 0236 352 2345

- Email tuyển sinh: tuyensinh@due.edu.vn