DHKT

Kỹ năng sơ cứu thương

KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU

Định nghĩa: Sơ cấp cứu là dùng phương tiện tại chỗ với những kỹ thuật, kiến thức đã được trang bị trước để giúp đỡ nạn nhân có hiệu qủa và chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.

A. CÁCH XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG

1. SAY NẮNG

            Triệu chứng: Da đỏ, rất nóng và khô. Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở. Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa. Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.

            Xử trí:

- Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát. Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân. Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi. Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước). Chuyển nạnnnhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.

2. SAY NÓNG:

      Khái niệm: Là hiện tượng trúng nóng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt.  Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại.

      Nguyên nhân:

- Nhiệt độ môi trường tăng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch.

    - Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít...

            Triệu chứng: Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.

            Xử trí chung

- Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt: đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước lạnh.

- Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 380 đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ chỗ mát.

Trưòng hợp nặng hơn phải đưa bệnh nhân đến tuyến y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

             Phòng bệnh

- Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.

- Cần hướng dẫn các bà mẹ trong việc chăm sóc con đau ốm cũng như cách xử lý khi trẻ bị sốt cao: chườm đá đầu, gáy, đùi, bụng.. uống paracetamol

 3 . NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Triệu chứng: Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn. Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng. Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần. Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.

Xử trí: Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu. Sưởi ấm. Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh. Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.

 4. NGỘ ĐỘC NẤM

Triệu chứng và xử trí:

Tùy thuộc loại.

- Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.

- Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.

5. CHÓ DẠI CẮN

Xử lý: Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó. Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt. Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại. Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.

 6 . NGỘ ĐỘC THUỐC

 Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo. Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.

Triệu chứng: Xanh tím, vã mồ hôi. Thở nông hoặc ngưng thở.

Xử trí:

- Thổi ngạt.

- Chuyển ngay đến bệnh viện.

 7. RẾT CẮN

Triệu chứng: Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu. Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.

Xử lý: Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac. Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức. Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.

Theo dân gian:

- Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.

- Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.

- Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.

- Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.

- Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.

 8. ONG ĐỐT

Triệu chứng: Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.

Xử lý: Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong. Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được. Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau. Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.

 9. VE CẮN

Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).

 Triệu chứng: Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu. Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.

Xử lý:

- Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra. Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn. Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.

10. RẮN CẮN

Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong,cạp nia 

  Triệu chứng:

- Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.

- Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.

Xử lý:

- Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể. Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô. 

- Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát. Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm. Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt.

11. SỐT CAO

Triệu chứng:Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Xử trí:

- Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.

- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.

- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác. Quạt cho người bệnh. Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C. Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.

 Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật. Phải chườm lạnh tích cực hơn.

- Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.

- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

 12. CHẢY MÁU CAM

Xử trí: Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu. Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.

- Tiếp tục bóp chặt mũi.Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?

- Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.

- Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

B. CÁC CÁCH BĂNG CỨU THƯƠNG CƠ BẢN:

1. Bǎng cuộn: Bǎng cuộn là loại bǎng thường dùng để giữ vật liệu bǎng tại chỗ thường áp dụng bǎng ép để chặn đứng sự chảy máu, hạn chế cử động, cố định trong trường hợp gãy xương.

- Bǎng cuộn được làm bằng vải, vải thô, vải thưa, len hay vải thun

- Bǎng thun là loại bǎng tốt nhất dùng để bǎng nén ép cầm máu, giữ vật liệu bǎng đó tại chỗ không bị xê dịch nhờ tính chất co giãn của nó.

- Bǎng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại bǎng thích hợp.

+ Bǎng gạc mịn: Thích hợp với cơ thể trẻ em

+ Bǎng vải: Dùng để bǎng ép cố định và nâng đỡ

+ Bǎng thun: Là loại tốt nhất để bǎng ép

+ Bǎng Esmarch: Bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.

Một cuộn bǎng gồm có 3 phần:

+ Đuôi bǎng: là phần chưa cuộn lại

+ Đầu bǎng: là phần lõi

+ Thân bǎng: phần đã cuộn chặt

- Kích thước trung bình của cuộn bǎng dùng cho người lớn

+ Bǎng ngón tay: 2,5cm x 2m

+ Bǎng cẳng tay, bàn tay: 5cm x 3m

+ Bǎng cánh tay: 5-6cm x 6m

+ Chân: 7-8cm x 7m

+ Thân người: 10-15cm x 10m

            2. Bǎng dính: Dùng trong các trường hợp thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt.

3. Bǎng tam giác: Loại bǎng này đơn giản và nhanh chóng hơn bǎng cuộn, rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu.

Thường dùng để nâng đỡ che chở chi trên hay giữ yên vật liệu bǎng bó ở

đầu ở tay và ở chân.

 Giới thiệu về bǎng tam giác.

a) Các phần của một bǎng tam giác. Hình 143.

b) Cách gấp bǎng tam giác để dự phòng

1. Gấp đôi, gấp 4 để bǎng tam giác nhỏ lại

2. Xếp 2 đấu mút bǎng vào giữa

3. Tiếp tục xếp 2 đầu vào giữa cho đến khi hoàn tất

c) Cách gấp bǎng tam giác (khi cần để làm bǎng cột)

* Bǎng gấp lớn dùng để bất động chi khi di chuyển hay cố định gãy xương.

* Bǎng gấp nhỏ dùng để cố định khớp như cổ chân, cổ tay không có bǎng cuộn.

d) Cách buộc nút an toàn (khi dùng bǎng tam giác)

Khi kết thúc bǎng tam giác phải buộc nút an toàn. Có nhiều loại nút: nút quai chèo, nút nội trợ và nút dẹt.

e) Cách làm nút dẹt.

(1)- Mỗi tay nắm giữ một đầu mút của bǎng tam giác. Đưa đầu mút trái lên trên đầu mút phải rồi luồn xuống dưới.

(2)- Đầu mút phải đưa lên trên đầu mút trái rồi luồn xuống dưới.

(3)- Kéo 2 đầu mút bǎng tam giác bǎng tam giác thắt lại tạo thành mút an toàn.

4. Bǎng xoáy ốc

- Khởi đầu bằng bǎng vòng khóa.

- Lǎn tròn cuộn bǎng trên bộ phận cần bǎng từ trái sang phải.

- Đường sau chếch lên trên và song song với những đường bǎng trước. Đường sau chồng lên đường trước 1/2 hoặc 1/3 bề rộng cuộn bǎng.

- Kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.

Dùng để bǎng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, nửa người trên.

5. Bǎng chữ nhân

- Giống như bǎng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.

- Bắt đầu mối bǎng bằng 2 vòng tròn quanh phần cơ thể cần bǎng bó.

- Quấn 1 vòng xoáy.

- Ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng bǎng.

- Nới dài cuộn bǎng khoảng 15cm.

- Tay phải lật bǎng kéo xuống dưới và gấp lại.

- - Sau đó quấn chặt chỗ bǎng, kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.

- Để ý các phần lật đều nhau và khoảng cách đều nhau, không để chỗ gấp trên vết thương hay trên chỗ xương lồi. Thường áp dụng bǎng những chỗ thon không đều như cẳng tay, cẳng chân.

6. Bǎng số 8

- Bắt đầu bằng bǎng vòng khóa

- Các đường bǎng sau bǎng chéo và lần lượt thay đổi hướng lên và xuống mỗi lần cuốn vòng bǎng.

- Vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 làm thành hình số 8

- Kết thúc bằng 2 vòng bǎng cố định