DHKT

  • Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ cho người nước ngoài - Đợt 2 năm 2024

    Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) thông báo xét tuyển trình độ thạc sĩ cho người nước ngoài đợt 2 năm 2024 như sau:

    1. Ngành, chỉ tiêu tuyển sinh

    STT

    Ngành

    Mã số

    Chỉ tiêu

    1

    Triết học

    8229001

    Nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ đợt 2 năm 2024 của Trường ĐHKT

    2

    Quản lý kinh tế

    8310101

    3

    Kinh tế phát triển

    8310105

    4

    Thống kê kinh tế

    8310107

    5

    Quản trị kinh doanh

    8340101

    6

    Tài chính - Ngân hàng

    8340201

    7

    Kế toán

    8340301

    2. Chương trình, thời gian đào tạo và học phí

    - Hình thức đào tạo:

    + Chính quy (chương trình theo định hướng nghiên cứu/ứng dụng): Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - 71 Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng.

    + Vừa làm vừa học (chương trình theo định hướng ứng dụng): Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

    - Thời gian đào tạo: 02 năm đối với hình thức Vừa làm vừa học; 1,5 năm đối với hình thức Chính quy.

    3. Học phí

    - Lưu học sinh diện hiệp định: Tiêu chuẩn, chế độ, kinh phí đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    - Lưu học sinh diện ngoài hiệp định:

    Địa điểm/Ngành đào tạo

    Học phí năm học 2023 - 2024*

    Năm học

    Tín chỉ

    Đào tạo tại Đà Nẵng

    Đối với các ngành: Kinh tế phát triển, Thống kê kinh tế, Triết học

    18.750.000 đồng

    625.000 đồng/

    tín chỉ

    Đối với các ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế

    23.250.000 đồng

    775.000 đồng/

    tín chỉ

    Đào tạo tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

    Đối với các ngành: Kinh tế phát triển, Thống kê kinh tế, Triết học

    21.750.000 đồng

    725.000 đồng/

    tín chỉ

    Đối với các ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế

    26.250.000 đồng

    875.000 đồng/

    tín chỉ

    *Học phí năm học 2024 - 2025 có thể tăng theo lộ trình tăng mức trần học phí theo các quy định của Nhà nước.

    - Lưu học sinh diện học bổng khác: Phụ thuộc vào mức học bổng được cấp.

    4. Điều kiện dự tuyển

    4.1. Về văn bằng

    Người tham gia xét tuyển thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

    a. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (theo danh mục đính kèm); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

    b. Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo (nếu có).

    4.2. Điều kiện về ngôn ngữ

    Điều kiện về ngôn ngữ được quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    a. Lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt.

    b. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt.

    4.3. Về kết quả học bổ sung kiến thức

    Đối với các thí sinh thuộc diện phải học các học phần bổ sung (xem mục 7), thí sinh phải hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức trước khi được xét tuyển.

    5. Phương thức tuyển sinh

    Trường Đại học Kinh tế thực hiện tuyển sinh trình độ thạc sĩ đối với người nước ngoài theo phương thức xét tuyển.

    - Chỉ tiêu tuyển sinh người nước ngoài được tính trong chỉ tiêu chung của các ngành đào tạo của Nhà trường.

    - Ưu tiên xét tuyển các thí sinh người nước ngoài trước khi xét tuyển các thí sinh Việt Nam. Trường hợp số lượng thí sinh nước ngoài đủ điều kiện xét tuyển vượt chỉ tiêu chung, Hội đồng sẽ xét tuyển các thí sinh nước ngoài theo thứ tự ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm tốt nghiệp toàn khóa bậc đại học (được quy đổi về thang điểm 4). Việc quy đổi tương đương về thang điểm 4 theo quy định hiện hành.

    6. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

    6.1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

    Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm các giấy tờ sau (Scan bản chính):

    a. Phiếu đăng ký dành cho người nước ngoài học tại Việt Nam (Mẫu CH-1: điền trực tiếp tại link đăng ký dự tuyển);

    b. Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (được dịch hợp lệ sang tiếng Việt);

    c. Minh chứng về điều kiện về ngôn ngữ theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    d. Sơ yếu lý lịch tự khai có xác nhận (trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) (Mẫu CH-2);

    e. Bản sao và bản dịch tiếng Việt có xác nhận hoặc chứng thực giấy khai sinh hoặc các giấy tờ có liên quan;

    f. Giấy khám sức khỏe (trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);

    g. Hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam;

    h. Ảnh (4x6) trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

    i. Trong một vài trường hợp đặc biệt lưu học sinh đi học theo dạng hiệp định hoặc được tài trợ học bổng hoặc có quy định riêng giữa Việt Nam và quốc gia đối tác, Nhà trường có thể yêu cầu các giấy tờ bổ sung.

    Thí sinh chỉ được trúng tuyển và nhập học chính thức sau khi đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ theo quy định.

    6.2. Đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Thí sinh đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến tại trang Tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế: http://dangkyxettuyen.due.udn.vn/

    7. Học bổ sung kiến thức

    Thí sinh liên hệ và đăng ký trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế, điện thoại 0236.3969088. Danh mục các ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển; các học phần bổ sung kiến thức xem tại đây

    8. Thời gian xét tuyển và nhập học

    Hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển: 30/7/2024;

    Nhập học: Dự kiến tháng 9/2024 (học kỳ 1 năm học 2024 - 2025).

    Lưu ý: Đối với mỗi ngành tuyển sinh, Nhà trường tổ chức đào tạo nếu tổng số lượng thí sinh trúng tuyển của từng đợt tuyển sinh (theo từng định hướng đào tạo và hình thức đào tạo) lớn hơn hoặc bằng 10. Nếu tổng số lượng thí sinh trúng tuyển của từng đợt tuyển sinh (theo từng định hướng đào tạo và hình thức đào tạo) nhỏ hơn 10, tùy từng trường hợp, Nhà trường xem xét để quyết định đào tạo. Trường hợp thí sinh trúng tuyển vào ngành Nhà trường không đào tạo, sẽ được phép đăng ký chuyển sang ngành đào tạo khác hoặc định hướng đào tạo/hình thức đào tạo khác có điểm trúng tuyển thấp hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển ngành đã đăng ký (trong trường hợp này, thí sinh phải đáp ứng được các điều kiện dự tuyển của ngành và định hướng đào tạo xin chuyển sang).

    9. Địa chỉ liên hệ       

    - Về hồ sơ đăng ký xét tuyển:

    Liên hệ Phòng Khoa học & HTQT, Trường Đại học  Kinh tế - ĐHĐN; Số 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;

    Điện thoại: 0236.3958635 (Cô Dung); Email: interrelations@due.edu.vn

    - Về chương trình đào tạo, học bổ sung kiến thức và các vấn đề khác:

    Liên hệ Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN; Số 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;

    Điện thoại: 0236.3950110 (Cô Lê Na), 0236.3969088 (Cô Như Mai);

    Email: daotao@due.edu.vn.

  • Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ - Đợt 2 năm 2024

    Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông báo Kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2024 như sau:

    1. Ngành và chỉ tiêu tuyển sinh

    Ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến tại Trường Đại học Kinh tế:

    STT

    Ngành

    Mã số

    Chỉ tiêu

    1

    Triết học

    8229001

    20

    2

    Quản lý kinh tế

    8310101

    63

    3

    Kinh tế phát triển

    8310105

    30

    4

    Thống kê kinh tế

    8310107

    30

    5

    Quản trị kinh doanh

    8340101

    84

    6

    Tài chính - Ngân hàng

    8340201

    61

    7

    Kế toán

    8340301

    53

     

    Tổng

    341

    2. Chương trình, địa điểm, thời gian và hình thức đào tạo

    - Hình thức đào tạo:

    + Chính quy (chương trình theo định hướng nghiên cứu/ứng dụng): Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - 71 Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng*.

    + Vừa làm vừa học (chương trình theo định hướng ứng dụng): Đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

    - Thời gian đào tạo: 02 năm đối với hình thức Vừa làm vừa học; 1,5 năm đối với hình th­­ức Chính quy.

    * Lưu ý: Thời gian học của hình thức đào tạo chính quy từ 7h00 - 18h55 các ngày trong tuần.

    3. Học phí

    Địa điểm/Ngành đào tạo

    Học phí năm học 2023 - 2024*

    Năm học

    Tín chỉ

    Đào tạo tại Đà Nẵng

    Đối với các ngành: Kinh tế phát triển, Thống kê kinh tế, Triết học

    18.750.000 đồng

    625.000 đồng/

    tín chỉ

    Đối với các ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế

    23.250.000 đồng

    775.000 đồng/

    tín chỉ

    Đào tạo tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

    Đối với các ngành: Kinh tế phát triển, Thống kê kinh tế, Triết học

    21.750.000 đồng

    725.000 đồng/

    tín chỉ

    Đối với các ngành: Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Quản lý kinh tế

    26.250.000 đồng

    875.000 đồng/

    tín chỉ

    *Học phí năm học 2024 - 2025 có thể tăng theo lộ trình tăng mức trần học phí theo các quy định của Nhà nước.

    4. Điều kiện dự tuyển

    4.1. Yêu cầu đối với người dự tuyển

    a. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (theo danh mục đính kèm); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

    b. Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    c. Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

    4.2. Ứng viên đáp ứng yêu cầu quy định về ngoại ngữ để dự tuyển, khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau

    a. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

    b. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Đại học Đà Nẵng và các cơ sở giáo dục thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    c. Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Thông báo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

    d. Đạt trình độ ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào bậc thạc sĩ do Trường/ĐHĐN tổ chức.

    Thí sinh liên lạc Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế (Anh Lê Quang Đức - 0236.3950110) để có thêm thông tin về thủ tục đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào bậc thạc sĩ do Trường/ĐHĐN tổ chức.

    4.3. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài

    Nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.

    Ghi chú: Bằng đại học, bảng điểm do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và học bổ sung các học phần theo quy định của Trường Đại học Kinh tế (nếu có).

    4.4. Về kết quả học bổ sung kiến thức

    Đối với các thí sinh thuộc diện phải học các học phần bổ sung, thí sinh phải hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức trước khi được xét tuyển (xem mục 7).

    5. Phương thức tuyển sinh

    5.1. Về phương thức xét tuyển

    a. Trường Đại học Kinh tế thực hiện tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo phương thức xét tuyển theo ngành. Nguyên tắc xét tuyển là ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển, trong đó điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy của các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo đại học mà thí sinh đã học và có điểm (còn gọi là điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa), tính theo thang điểm 4. 

    b. Một số trường hợp đặc biệt khi tính điểm xét tuyển: 

    Trường hợp thí sinh học chương trình đại học của Việt Nam có hai giai đoạn (giai đoạn 1 và giai đoạn 2, còn gọi là giai đoạn đại cương và giai đoạn chuyên ngành) thì điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy của giai đoạn 2.

     Trường hợp thí sinh tích lũy các học phần trình độ đại học từ nhiều cơ sở đào tạo thì điểm xét tuyển là điểm bình quân gia quyền theo số tín chỉ của các học phần thuộc 2 nhóm học phần sau đây:

    + Nhóm 1: Các học phần tích lũy từ cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo cấp bằng công nhận kết quả học tập và chuyển điểm; điểm chuyển được tính vào điểm trung bình tích lũy của khóa học và được thể hiện trên bảng điểm của cơ sở đào tạo cấp bằng;

    + Nhóm 2: Các học phần được tích lũy trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo cấp bằng.

    - Các trường hợp đặc biệt khác: cách tính điểm xét tuyển do hội đồng tuyển sinh quyết định.

    c. Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án). Trường hợp thí sinh không có điểm học phần tốt nghiệp, điểm trung bình tích lũy toàn khóa học được sử dụng để thay thế cho điểm của học phần tốt nghiệp.

    5.2. Về việc quy đổi điểm sang thang điểm 4

    - Trường hợp điểm trung bình chung tích lũy tính theo thang điểm 10 thì sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:

    TT

    Thang điểm 10

    Thang điểm 4

    1

    Từ 9,5 đến 10

    4,0

    2

    Từ 8,5 đến 9,4

    4,0

    3

    Từ 8,0 đến 8,4

    3,5

    4

    Từ 7,0 đến 7,9

    3,0

    5

    Từ 6,5 đến 6,9

    2,5

    6

    Từ 5,5 đến 6,4

    2,0

    7

    Từ 5,0 đến 5,4

    1,5

    Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm 10 sẽ được quy đổi tương đương sang thang điểm 4.

    5.3. Các trường hợp đặc biệt khác do hội đồng tuyển sinh quyết định.

    6. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

    6.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển: Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm các giấy tờ sau (Scan bản chính):

    a. Giấy khai sinh;

    b. CMND hoặc CCCD;

    c. Bằng tốt nghiệp đại học (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời), bảng điểm đại học;

    d. Minh chứng hợp lệ về trình độ ngoại ngữ (nếu có);

    e. Các hồ sơ minh chứng khác theo quy định tại mục 4.3 (nếu có).

    6.2. Đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ

    Thí sinh đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến tại trang Tuyển sinh của Trường ĐHKT: http://dangkyxettuyen.due.udn.vn/

    7. Học bổ sung kiến thức

    Thí sinh liên hệ và đăng ký trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế, Điện thoại 0236.3969088. Danh mục các ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển; các học phần bổ sung kiến thức xem tại đây

    8. Thời gian xét tuyển và nhập học

    Hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển: 30/7/2024;

    Nhập học: Dự kiến tháng 9/2024 (học kỳ 1 năm học 2024-2025).

    Lưu ý: Đối với mỗi ngành tuyển sinh, Trường chỉ tổ chức đào tạo nếu tổng số lượng thí sinh trúng tuyển của từng đợt tuyển sinh (theo từng định hướng đào tạo và hình thức đào tạo) lớn hơn hoặc bằng 10. Trường hợp thí sinh trúng tuyển vào định hướng đào tạo và hình thức đào tạo có số lượng trúng tuyển dưới 10, sẽ được phép đăng ký chuyển sang ngành đào tạo khác hoặc định hướng đào tạo/hình thức đào tạo khác có điểm trúng tuyển thấp hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển ngành đã đăng ký (trong trường hợp này, thí sinh phải đáp ứng được các điều kiện dự tuyển của ngành và định hướng đào tạo xin chuyển sang).

    9. Địa chỉ liên hệ

    Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN; Số 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;

    Điện thoại: 0236.3950110 (Cô Lê Na), 0236.3969088 (Cô Như Mai).

  • Đề án tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ năm 2024

    Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng công bố Đề án tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ năm 2024.

    Thông tin chi tiết: xem tại đây

Liên kết hữu ích

Tư vấn - Hỏi đáp

Hotline: 0511.3950227

Skype: daotaodhkt123

Yahoo: daotao.dhkt@yahoo.com