DHKT

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với Tổ quốc, nhiệt tình công việc, gắn bó với nghề nghiệp, trung thực và mẫn cán trong công việc được giao.

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Kiến thức

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công được trang bị những kiến thức, tri thức về Kinh tế và quản lý công; có khả năng vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn của ngành, địa phương và tổ chức; có khả năng hoạch định và quyết định các chính sách kinh tế-xã hội;

- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá, và tham mưu cho các cấp quản lý trong việc ra các quyết định liên quan đến các chính sách kinh tế-xã hội, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các phương án, dự án chi tiêu và đầu tư công, quản lý và khai thác các công trình công cộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công;

- Sinh viên còn được trang bị nghiệp vụ quản lý hành chính, có khả năng tổ chức và quản lý một cách khoa học và hiệu quả các hoạt động hành chính trong các tổ chức;

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công có trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 450 hoặc tiếng Pháp DELF A2 hoặc có chứng chỉ các ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 – Khung chung châu Âu (Common European Framework – CEF).

1.2.2. Kỹ năng

- Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng phân tích và nghiên cứu để xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong thực tiễn công tác tại tổ chức có liên quan tới lĩnh vực Kinh tế và quản lý công;

- Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;

- Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng tiếp cận và thích nghi với môi trường thay đổi không ngừng của thị trường lao động;

- Sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm;

- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tổ chức công việc, giao tiếp cá nhân, tổ chức liên quan và khả năng làm việc độc lập.     

         

1.2.3. Thái độ và hành vi

- Chấp hành nghiêm túc pháp luật của nhà nước và các quy định của cơ quan. Làm việc với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh;

- Có đạo đức cá nhân và nghề nghiệp. Luôn có tinh thần cải tiến sáng kiến và chuyên nghiệp trong công tác.

- Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ cộng đồng;

- Hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và cá nhân bên ngoài tổ chức.      

1.3. Cơ hội nghề nghiệp

Các cử nhân ngành Kinh tế và Quản lý công đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của các cơ quan tổ chức sau đây:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - Xã hội từ Trung ương đến địa phương;

- Các Cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu;- Các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước và ban quản lý các dự án, các tổ chức phi chính phủ;

- Các tổ chức cung ứng hàng hóa-dịch vụ có tính chất công cộng.

2. Thời gian đào tạo: Theo thiết kế chương trình là 4 năm, tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 125 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng.

4. Đối tượng đào tạo: Tốt nghiệp PTTH, THCN.