DHKT

Chia sẻ kinh nghiệm săn học bổng Fulbright

01/03/2023

Từ các thông tin mà cựu sinh viên và ứng viên thành công của học bổng Fulbright chia sẻ về cách chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ tại Chương trình giới thiệu học bổng Fulbright đã giúp cho sinh viên, giảng viên nhà trường có thể nắm chắc và vững tin hơn để chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ một cách tốt nhất. Chương trình được tổ chức vào chiều ngày 28/2 với sự trình bày của bà Huy Thị Hạnh, trợ lý chương trình Fulbright, các cựu sinh viên và ứng viên thành công của học bổng Fulbright; PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đại diện lãnh đạo Phòng Khoa học & Hợp tác Quốc tế và các giảng viên, sinh viên có quan tâm.


Tại chương trình, bà Huy Thị Hạnh, trợ lý chương trình Fulbright đã giới thiệu về các chương trình học bổng Fulbright gồm: học bổng thạc sĩ, học bổng trợ giảng ngoại ngữ và chương trình học giả. Phần học bổng bao gồm: Học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng, vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm y tế. Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoảng 20 suất học bổng thạc sĩ toàn phần/năm.

Tiêu chuẩn ứng viên: Là công dân Việt Nam (không mang 2 quốc tịch) cư trú tại Việt Nam trong quá trình ứng tuyển, đã tốt nghiệp đại học, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm từ khi tốt nghiệp, Toefl IBT 79/IELTS 6.5/PTE A 58/Doulingo 105.

Timline chương trình Fulbright: 12/2022: hồ sơ online mở, 17/4/2023: hồ sơ online đóng, 8/2023: phỏng vấn, 11-12/2023: thi Gre/Gmat Toefl/IELTS, 4-5/2024: kết quả từ các trường đại học, 7-8/2024: đi học.

Hồ sơ học bổng Fulbright: 02 bài luận, 03 thư gửi trực tiếp từ người tiến cử, sơ yếu lý lịch, Bảng điểm và bằng tốt nghiệp, điểm thi tiếng Anh.


Bà Huy Thị Hạnh giới thiệu về chương trình học bổng Fulbright

Về tiêu chí lựa chọn: Fulbright đánh giá cao mục tiêu học tập rõ ràng, mối liên kết giữa mục tiêu học tập và mục tiêu trong tương lai. Hiểu rõ và có kinh nghiệm làm việc về ngành học định theo đuổi. Đối tượng mà Fulbright tìm kiếm là người có tiềm năng lãnh đạo. Tiềm năng đóng góp cho cộng đồng khi trở về. Góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Hoa kỳ và Việt Nam. Sẵn sàng làm đại sứ văn hóa của Việt Nam và là người có khả năng học tập và trình độ tiếng Anh.


Về bài luận: Phải là câu chuyện về chính mình, tính nguyên bản, chân thật và khác biệt. Nói với một người lạ về cả cuộc đời bạn trong 5 phút. Câu chuyện nên có sự nhất quán: một nội dung xuyên suốt và nhất quán, lựa chọn các chi tiết để đưa vào câu chuyện. Câu chuyện nên được viết một cách ấn tượng, cách lựa chọn từ ngữ, sắp xếp tình tiết mở đầu ấn tượng, dấu ấn cá nhân. Câu chuyện nên có ví dụ cụ thể, dẫn chứng cho thông điệp, tăng tính đa dạng, độc đáo của cá nhân.


Các khách mời chia sẻ bí kíp để hoàn thiện hồ sơ học bổng Fulbright

Ngay tại chương trình, các sinh viên, giảng viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với các khách mời là cựu sinh viên và ứng viên Fulbright thành công. Các khách mời đã chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn rằng, các bạn cần xem lại hồ sơ của mình, các ngành học, trường học đã chọn và lý do tại sao. Nghề nghiệp mong muốn trong tương lai và lợi ích của việc theo học thạc sĩ Fulbright tại Mỹ. Kế hoạch sau khi học xong và trở về Việt Nam.


PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cảm ơn khách mời và hi vọng buổi chia sẻ lần này sẽ là cơ hội để các sinh viên DUE nắm bắt thông tin, đồng thời có lựa chọn tốt hơn cho hành trang học tập của mình

Không khi buổi giới thiệu học bổng sôi động hơn khi các sinh viên mong muốn và đặt câu hỏi trực tiếp, đồng thời học cách cải thiện hồ sơ của mình thông qua những chia sẻ hữu ích về việc viết bài luận về bản thân, mục tiêu học tập, và chuẩn bị sơ yếu lý lịch hiệu quả.


Sinh viên hào hứng và đặt nhiều câu hỏi làm về cách chuẩn bị hồ sơ học bổng Fulbright


PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh tặng hoa cảm ơn các khách mời


Trung tâm CNTT&TT