DHKT

Danh mục các bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Kinh tế Vol 6(03) 2018

[1] Tác động của việc giảm giá dầu đến phúc lợi của các nhóm hộ gia đình Việt Nam

The impacts of falling oil prices on Vietnamese household welfare

Tác giả: Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn Hữu Nguyên Xuân

 

Tóm tắt

Biến động giá dầu do sự chênh lệch cung - cầu cũng như các điều kiện kinh tế- chính trị luôn gây nên tình trạng bất ổn cho nền kinh tế ở quy mô toàn cầu. Sau khi đạt mức cao kỷ lục với 109,45 USD/ 1 thùng vào năm 2012, giá dầu thô thế giới bắt đầu giảm liên tục đến năm 2016 với mức giá 40,68 USD/ 1thùng. Dưới tác động của việc giảm giá dầu thô quốc tế trong lịch sử giai đoạn 2012-2016, bài báo đã sử dụng cách tiếp cận của mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh (CGE) dựa trên nguồn dữ liệu từ ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2012 (VNSAM 2012) để đánh giá sự thay đổi phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Kết quả mô phỏng cho thấy phúc lợi của các hộ dân được cải thiện đáng kể khi giá dầu giảm nhưng sự gia tăng phúc lợi này không đồng đều giữa các nhóm hộ. Trong đó, các nhóm hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn và nhóm hộ gia đình phi nông nghiệp có mức thu nhập cao nhất ở thành thị được hưởng lợi lớn nhất từ tác động của sự biến động giá dầu.  Kết quả phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng chủ yếu đến phúc lợi của các nhóm hộ từ kênh tiêu thụ xăng dầu, là cơ sở để chính phủ có thể xây dựng những chính sách điều tiết hoặc hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng chịu ảnh hưởng từ các biến động này.

Từ khóa: giá dầu, CGE, VNSAM 2012, phúc lợi..

Abstract

The volatility of oil prices caused by supply-demand disparities as well as economic and political conditions has always triggered economic instability on a global scale. After reaching a record high of 109.45 USD a barrel by 2012, world crude oil prices have been falling steadily until 2016 at 40.68 USD per barrel. The paper uses the static CGE model based on accounting matrix Viet Nam 2012 (VNSAM 2012) to assess the welfare of the household groups under the impact of international crude oil price declines during the period from 2012 to 2016. The results show that the living standards of households have improved significantly in falling oil prices but the increased welfare is unequal among household groups. In which, the rural farm household groups and the highest-income non-farm household in urban are benefited most by the impact of oil price fluctuations. The findings of the analysis highlight the major impact on social welfare through the fuel consumption channel, that is the basis for the Government to develop policies regulating or supporting household groups affected by these fluctuations in a timely manner.

Keywords: Oil price, static CGE, VNSAM 2012, welfare.

 

[2] Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Modeling the factors affecting transfer pricing policy in foreign direct invested enterprises (FDIes) in Vietnam

Tác giả: Phan Đức Dũng

 

Tóm tắt

Định giá chuyển giao được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các các bên liên kết qua biên giới, không theo giá thị trường mà theo hướng có lợi, nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước, thanh lý các thiết bị, máy móc công nghệ kém hiện đại với giá cao…khi môi trường đầu tư tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư không được lành mạnh do các chính sách về tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật,… Từ thực trạng tại Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDIEs) như yếu tố chính sách thuế, lạm phát, chính sách tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, thể chế xã hội.

Từ khoá: định giá, doanh nghiệp, chuyển giao, giao dịch, xã hội

Abstract

Transfer pricing is understood as the implementation of a pricing policy for goods, services and assets transferred between cross-border, not market-oriented but beneficial parties, to help enterprises reduce the tax obligations, maximize profits, thereby transferring investment capital or profits back to the country, liquidating equipment and machinery of modern technology with high prices ... as the investment environment in the receiving countries is not healthy due to the policies on exchange rates, educational policies, cultural environment and legal environment…. From the real situation in Vietnam, researches at home and abroad, use qualitative research methods to find the factors that influence the transfer pricing policies of foreign direct invested enterprises (FDIEs) such as tax policy factors. , inflation, exchange rate policy, education policy, cultural environment, legal environment, social order.

Keywords: valuation, business, transfer, transaction, social.

 

[3] Đo lường mức độ hiệu quả thông tin của thị trường chứng khoán bằng Shannon entropy: nghiên cứu thực nghiệm ở một số nước ASEAN

Measuring the informational efficiency of stock market by Shannon entropy: an empirical study  of ASEAN-6

Tác giả: Trần Thị Tuấn Anh

 

Tóm tắt

Bài viết này sử dụng Shannon entropy để đánh giá mức độ hiệu quả trên thị trường chứng khoán của sáu quốc gia ASEAN. Bài viết sử dụng giá đóng cửa chứng khoán theo ngày để tính ra tỷ suất sinh lợi hằng ngày trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2016, từ đó ký hiệu hóa chuỗi tỷ suất sinh lợi và sử dụng chuỗi ký hiệu hóa để tính toán Shannon entropy. Kết quả tính toán cho thấy không có thị trường nào trong số các quốc gia đạt được trạng thái thị trường hiệu quả. Việt Nam là quốc gia đó mức độ hiệu quả thị trường thấp nhất trong sáu nước được xét, điều này xảy ra ở toàn bộ mẫu dữ hiệu và trong giai đoạn trước cũng như sau khủng hoảng. Khi xét toàn bộ giai đoạn từ 2001 đến 2016, Malaysia và Indonesia là các quốc gia có mức độ hiệu quả thể hiện bằng Shannon entropy cao nhất. Mức độ hiệu quả thị trường của các quốc gia trong giai đoạn khủng hoảng hầu hết thấp hơn so với các giai đoạn ngoài khủng hoảng, trừ Việt Nam. Khi lựa chọn thị trường để đầu tư, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả để có những chiếu lược đầu tư phù hợp. Những thị trường không hiệu quả sẽ luôn tạo ra khoảng trống cơ hội để nhà đầu tư chủ động xây dựng chiến lược lựa chọn cổ phiếu và lựa chọn thời điểm thị trường để thu lợi nhuận.

Từ khóa: giả thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết thông tin, Shannon entropy, mức độ hiệu quả thị trường, ký hiệu hóa chuỗi thời gian.

Abstract

This paper uses Shannon entropy to measure and rank the informational efficiency of stock markets of six ASEAN countries. The paper uses daily closing prices to calculate the daily return between January 2001 and December 2016 thereby symbolizing the time series of market returns and use this symbolized time series to obtain Shannon entropy. The results show that none of these countries satisfies the efficient market hypothesis. Vietnam take the last position, i.e the lowest efficiency of the six countries, which occurs in all sample data and in the pre and post crisis period. Malaysia and Indonesia are the countries with the highest levels of market efficiency. The information efficiency during the crisis period is almost lower than in non-crisis periods except for Vietnam. While choosing the market for investment, investors should pay attention to the market efficiency in order to have appropriate investment projection. Inefficient markets will always exist opportunities for investors to actively build strategies and choose the right time to make a profit.

Keywords: Efficient market hypothesis, information theory, Shannon entropy, level of market efficiency, symbolized time series.


[4] Tâm lý nhà đầu tư, thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Investor sentiment, accounting information and stock price: evidence from the Vietnam stock market

Tác giả: Nguyễn Ngọc Phong Lan

 

Tóm tắt

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích sâu ảnh hưởng của tâm lý nhà đầu tư và thông tin kế toán đến giá cổ phiếu dựa trên mô hình định giá thu nhập giữ lại của Zhu và Niu (2016). Từ dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng chỉ số về tâm lý và kiểm tra hiệu ứng tâm lý từ góc độ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến và tỷ suất sinh lợi mong đợi thông qua mô hình tác động cố định. Kết quả thực nghiệm cho thấy tâm lý nhà đầu tư có thể làm thay đổi cả tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận mong đợi, do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, hiệu ứng tâm lý trong giai đoạn bi quan khác biệt với giai đoạn lạc quan. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thông tin kế toán và tâm lý nhà đầu tư có thể giải thích tốt cho sự biến động giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin kế toán giải thích tốt cho giá cổ phiếu khi cổ phiếu đó có thu nhập ổn định, trong khi tâm lý nhà đầu tư có ảnh hưởng bất đối xứng đến giá cổ phiếu.

Từ khóa: tâm lý nhà đầu tư, thông tin kế toán, giá cổ phiếu

Abstract

The purpose of this research is to analyze the effect of investor sentiment and accounting information to stock price based on residual income valuation model of Zhuas and Niu (2016). By the data of the Vietnamese stock market, I use investor sentiment index to review investor sentiment under expected earnings growth and the required rate of return aspect by using fixed effect model. The empirical results show that investor sentiment may change the expected earnings growth and the required rate of return, therefore, it may affect to stock price. However, the sentiment effect during pessimistic period is evidently different from that when sentiment is relatively high, especially for the required rate of return. In addition, accounting information and investor sentiment can both explain the stock price in Vietnamese stock market. Howerver, accounting information is more reliable for stocks with stable earnings, whereas investor sentiment has evident asymmetric effect on stock price.

Keywords: Investor sentiment, accounting information, stock price.

 

[5] Lý thuyết tam giác gian lận và vận dụng trong nghiên cứu về sai phạm báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Fraud triangle theory and its application in research of financial statement fraud

Tác giả: Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Công Phương

 

Tóm tắt

Gian lận báo cáo tài chính (BCTC) là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều bên có liên quan, do ảnh hưởng tiêu cực của nó đến toàn xã hội. Các nhà nghiên cứu luôn tìm cách lý giải hành vi gian lận của người quản lý công ty thông qua vận dụng các lý thuyết xã hội học, lý thuyết quản trị công ty, trong đó điển hình nhất là lý thuyết tam giác gian lận. Nhiều bằng chứng thực nghiệm dựa vào lý thuyết này đã giải thích phần nào hành vi gian lận BCTC của các công ty. Bài viết nhằm tổng hợp, phân tích lý thuyết nền có thể giải thích hành vi gian lận BCTC, qua đó cung cấp khuôn khổ lý thuyết cho nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam.

Từ khóa: Gian lận BCTC; lý thuyết tam giác gian lận; áp lực, hành vi; cơ hội.

Abstract

Financial Statement (FS) fraud is a topic that gains a lot of attention of related parties, due to its negative influence on the whole society. The researchers have tried to explain the fraud behaviors of managers through using social theories or theory of corporate governance, in which Fraud Triangle Theory is the most particular one. Many empirical evidences based on this theory partly explain the financial statement fraud of enterprises. This study aims to highlight and apply the theory in order to explain the financial statement fraud. The study also provides a framework for experimental study based on this theory in Vietnam.

Keywords: Financial statement fraud; Fraud triangle theory; pressure, behavior; opportunity.

 

[6] Ảnh hưởng hành vi lãnh đạo đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi

The effects of leadership behaviors to human resources development in tourism industry in Quang Ngai province

Tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Thị Trương

 

Tóm tắt

Phát triển nguồn nhân lực là tạo dựng môi trường phát triển năng lực và toàn diện các khía cạnh của con người trong tổ chức. Hành vi lãnh đạo chính là một trong những tiền đề tạo nên môi trường phát triển đó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhận diện các hành vi lãnh đạo hiệu quả cho phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, trong đó có ngành du lịch, là một trong những ngành kinh doanh chủ đạo, ngành công nghiệp không khói của sự nghiệp công nghiệp hoá. Nghiên cứu này nhằm xác định các biến số hành vi lãnh đạo chính ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin rất hữu ích cho các nhà quản lý ngành du lịch. 180 bản câu hỏi được gởi đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 2 biến số hành vi lãnh đạo ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi: Tự vệ và Định hướng nhóm

Từ khóa: nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; ngành du lịch; hành vi lãnh đạo.

Abstract

Human resource development is to create an environment that develops the capacity and comprehensiveness of the human aspects of the organization. Leadership is one of the prerequisites for that growth environment. The problem is how to identify effective leadership behaviors for human resource development in organizations, such as the tourism industry, as one of the key industries, not the industry. the smoke of the industrialization. This study aims to identify key leadership behavior variables that influence the development of tourism human resources in Quang Ngai Province. Research results will be very useful information for tourism managers. 180 questionnaires were sent to tourism businesses in Quang Ngai (n = 180). The study using SPSS 16.0 software for data analysis, data analysis showed that there are two variables that influence the development of tourism human resources in Quang Ngai province: Self-protective and Team-oriented behaviors.

Keywords: human resources; human resource development, tourism sector, leadership behavior

 

[7] Tác động của sự công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng của nhân viên – nghiên cứu tại tỉnh Gia Lai

The impact of organizational justice on employee satisfaction: research in Gia Lai province

Tác giả: Nguyễn Đình Hòa; Phạm Minh Sỹ; Vũ Bá Thành

 

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét tác động của các thành phần sự công bằng trong tổ chức đến sự hài lòng của nhân viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Thông qua phân tích định lượng từ số liệu khảo sát đối với 250 nhân viên đang làm việc tại tỉnh Gia Lai để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn yếu tố của sự công bằng trong tổ chức gồm: công bằng thủ tục, công bằng phân phối, công bằng tương tác và công bằng thông tin đều tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Từ khóa: Công bằng trong tổ chức, Sự hài lòng trong công việc, Tỉnh Gia Lai.

Abstract

The study was conducted to examine the impact of organizational justice on job satisfaction in Gia Lai Province. Through quantitative analysis from the survey data for 250 civil servants working in Gia Lai province to evaluate the scale and research model. Research results show that four factors of organizational justice: procedural justice, distributive justice, interactional justice, and systemic justice affect employee job satisfaction in the province of Gia Lai.

Keywords: Organizational justice, Job satisfaction, Gia Lai province.

 

[8] Phần thưởng bên ngoài và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học

External rewards and motivation to do research at university

Tác giả: Trần Thị Kim Nhung

 

Tóm tắt

Từ tổng quan nghiên cứu bài báo tổng kết các lý thuyết chủ yếu được sử dụng trong những nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Các phần thưởng bên ngoài ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học cũng được tổng kết bao gồm: lương-thưởng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, biên chế, chức vụ quản lý hành chính, tải trọng giảng dạy, tìm được một công việc tốt hơn. Bài viết cũng gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ đưa các phần thưởng bên ngoài này vào mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) để đánh giá tác động của các phần thưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Từ khóa: Động lực, nghiên cứu khoa học, giảng viên, phần thưởng bên ngoài.

Abstract

In literature summarizes the major theories used in the field of doing research. External rewards that influence the motivation of doing research are also summed up: salary increment, promotions, turnered, holding an administrative post, teaching loads, finding a better position at other university. The paper also suggests that future research will place these external rewards in the model of expectancy theory of Vroom (1964) to assess the impact of rewards on the lecturer’s motivation to conduct research.

Keywords: motivation, doing reseach, lecturer, external rewards.

 

[9] Định hướng các mô hình kinh doanh để phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn hội nhập quốc tế

Orientation of business models for private economic development in the period of international intergration

Tác giả: Nguyễn Vinh Hưng

 

Tóm tắt

Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, kinh tế tư nhân luôn mang lại hiệu quả và đóng góp trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Để tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, khá nhiều mô hình kinh doanh đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, mỗi mô hình kinh doanh đều có đặc thù riêng và để chúng có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng tại Việt Nam hiện nay thì cần thiết xem xét đến vấn đề định hướng hoạt động cho các mô hình kinh doanh này.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, kinh tế, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường.

Abstract

Private economy plays an important and integral part to the Vietnam economy. Over the past years, the private economy has always shown effectiveness and directly contributed to the stability and sustainable development of the Vietnam economy. To facilitate the development of private economy, many business models are stipulated in the law of Vietnam. However, each business models has its own unique features, therefore in order to promote the strong development of the private economy over the course of international integration in Vietnam nowadays, it is necessary to take into account the issues concerning operational orientation of such business models.

Keywords: Private economy, enterprise, economy, international integration, market economy.

 

[10] Năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga

The competitiveness of Vietnam tea product exporting to Russia

Tác giả: Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Oanh

 

Tóm tắt

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) hàng hóa xuất khẩu là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Trong đó, mặt hàng nông sản góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Riêng mặt hàng chè xuất khẩu năm 2015 đạt trên 212 triệu USD, xếp thứ 8 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Nga là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu chè lớn của thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga 14.943 tấn chè, chiếm gần 12% trong tổng lượng xuất khẩu chè của cả nước, đạt kim ngạch trên 22 triệu USD (International Trade Center, 2015). Với mô hình kim cương của M. Porter và bằng phương pháp so sánh đã làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu sang Nga và vị thế của Việt Nam với các quốc gia khác. Dù sở hữu điều kiện thuận lợi do thiên nhiên mang lại nhưng chất lượng sản phẩm không cao, chủ yếu xuất khẩu chè nguyên liệu nên không bán được giá cao và chiếm thị phần còn nhỏ trên thị trường Nga.

Từ khóa: Mặt hàng chè; năng lực cạnh tranh; thị trường Nga; xuất khẩu..

Abstract

In the process of international economic integration, improving the competitveness of export goods is a top task. Of all, agricultural products has contributed a significant part to the total export turnover of all nation. In particular, in 2015 export tea reached over 212 million USD, which was ranked 8th in the world in terms of export turnover. Russia is a major tea consumption and import market of the world, Vietnam exported 14.943 tonnes of tea to Russia, accounting for nearly 12% of the country’s total tea exports, earning over 22 million USD (International Trade Center, 2015). With M. Porter’s diamond model and by means of comparison, the competitiveness of tea product exporting to Russia and the position of Vietnam tea with other countries have been clarified. Despite the possession of favourable conditions brought by nature, the products is not high-quality, mainly raw materials exported, so they cannot sell at a higher rate and still occupy a small market share in Russia.   

Keywords: Tea product competitveness; Russia market; Export.

 

[11] Phương thức thích ứng của Việt Nam trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Adaptation measures of Vietnam to the fourth industrial revolution

Tác giả: Nguyễn Hồng Cử

 

Tóm tắt

Một trong những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn lao nhất đến lịch sử phát triển của thế giới chúng ta là cách mạng công nghiệp. Ngày nay, mặc dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng sự lan tỏa của nó là vô cùng nhanh chóng và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước. Việc nhận diện bản chất, tác động của cách mạng 4.0 có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đồng thời đặt ra những yêu cầu, những đòi hỏi mới cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà cần phải tìm cách thích ứng với nó.

Từ khóa: cách mạng công nghiệp, cách mạng 4.0, khoa học công nghệ, kỹ thuật, công nghệ..

Abstract

One of the issues with the greatest impact to the development history of our world is the industrial revolution. Today, although the industrial revolution Fourth (Revolution 4.0) only in the early stages but the spread of it is extremely quick and strong impact on the development of socio-economic of all countries. The identification of the nature, the impact of the Revolution 4.0 is of great significance in establishing guidelines and policies for the development of socio-economic of the country and set out the requirements, the new requirements for manufacturing business enterprises. We can' t stand outside the industrial revolution. we need to find a way to adapt to it.

Keywords: Industrial Revolution, Revolution 4.0, science, technology, engineering, and technology

 

[12] Thị hiếu của người tiêu dùng thành phố Sóc Trăng đối với sản phẩm thịt heo an toàn

Urban consumer preferences for safe pork product in Soc Trang

Tác giả: Huỳnh Việt Khải, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Thị Thu Duyên, Võ Thanh Thảo

 

Tóm tắt

Bài viết sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để ước tính nhu cầu của người dân thành phố Sóc Trăng đối với sản phẩm thịt heo an toàn. Số liệu trong bài viết được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 125 người dân sinh sống trên địa bàn thành phố. Kết quả phân tích chỉ ra rằng có 56% đáp viên sẵn lòng chi trả cho sản phẩm thịt heo an toàn và mức giá sẵn lòng chi trả khoảng 160.000 đồng/kg. Kết quả từ mô hình hồi quy Logit cho thấy thu nhập bình quân của đáp viên, mức giá mua thịt heo thông thường hiện tại và tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình là những yếu tố tác động dương đến mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm thịt heo an toàn, ngược lại mức giá cho sản phẩm thịt heo an toàn và khối lượng thịt trung bình mà gia đình đáp viên sử dụng trong một tuần là hai yếu tố có tác động âm đến mức sẵn lòng chi trả này.

Từ khóa: Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Thị hiếu tiêu dùng, Mức sẵn lòng chi trả

Abstract

This study employed a dichotomous choice contingent valuation model to analyze consumer’s demand for proposed safe pork. The data was collected by direct interview of 125 households in Soc Trang province. The result revealed that the majority of consumers (over 56%) were interested in safe pork products and willing to pay an average price premium of about 160,000 VND per kg for safe pork. The results of Logit function showed that per capita income, the price of consumed pork, and the ratio of dependents positively affected the willingness to pay for safe pork, while the price of safe pork and per week volume of pork had negative impacts on the willingness to pay for safe pork.

       Keywords: Contingent valuation method, Consumer preferences, Willingness to pay

Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn