DHKT

Trường Đại học Kinh tế tăng cường hợp tác với địa phương, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng luôn xem nghiên cứu khoa học là chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo, là công cụ để thực hiện vai trò của Nhà trường trong việc tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội. Theo đuổi mục tiêu chiến lược về phát triển khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, sinh viên, các cấp lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm và có chỉ đạo trực tiếp, hiệu quả. Bên cạnh đó, sự thành công của các đề tài địa phương của Nhà trường cũng luôn nhận được sự ủng hộ và nguồn thông tin kịp thời của Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ban Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Có thể nói, mối quan hệ hợp tác với địa phương của Nhà trường trong thời gian qua khá tốt và ổn định, trung bình mỗi năm Nhà trường đều có từ 2-3 đề tài trúng thầu từ các địa phương trong khu vực Miền Trung- Tây Nguyên.

Trong giai đoạn 2011-2015, Trường Đại học Kinh tế đã triển khai 11 đề tài khoa học cấp tỉnh, thành phố và có 4 đề tài đã nghiệm thu với tổng kinh phí 4,3 tỷ. Đặc biệt, riêng trong 2 năm 2014 - 2015, Nhà trường đã ký hợp đồng triển khai 07 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh, thành phố, đóng góp 2,736 tỷ vào nguồn thu ngân sách Nhà trường. Trong năm 2016, dự kiến sẽ có thêm 02 đề tài mới với tổng kinh phí 1,325 tỷ.

Thống kê theo địa phương cho thấy,4 đề tài thực hiện tại thành phố Đà Nẵng, 2 đề tài thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi, 2 đề tài thực hiện tại tỉnh Đăk Nông, 2 đề tài thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 đề tài thực hiện tại tỉnh Quảng Nam, 2 đề tài thực hiện tại tỉnh Kon Tum và các đề tài khác liên quan đến Miền Trung- Tây Nguyên. Các đề tài được nghiệm thu luôn bám sát thực tiễn và nhu cầu phát triển tại địa phương quan tâm. Một số đề tài tiêu biểu như sau:

- Đánh giá thực trạng các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập;

- Điều tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020;

- Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Đánh giá nguồn lực và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở các xã có tỷ lệ nghèo cao tại Thừa Thiên Huế;

- Đánh giá thực trạng và xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn 2030.

Bên cạnh đó, nhóm đề tài cấp Bộ và Nhà nước do giảng viên Nhà trường thực hiện cũng góp phần đóng góp trực tiếp, làm tài liệu tham vấn chính sách cho các địa phương, ví dụ: mô hình phố chuyên doanh tại Đà Nẵng, Phát triển hệ thống mạng lưới cung ứng tạo lập giá trị đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng, Phát triển mô hình liên kết các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo cách tiếp cận hệ sinh thái kinh doanh, Đánh giá tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển ngành chế biến, chế tạo ở khu vực miền Trung từ năm 2007-2013, Nghiên cứu liên kết vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung…. Trong giai đoạn 2011-2015, Nhà trường đã triển khai 06 đề tài với tổng kinh phí lên đến 3,8 tỷ. Các sản phẩm khoa học từ các đề tài địa phương, đề tài cấp Bộ và Nhà nước rất đa dạng, có nhiều hình thức khác nhau: 06 sách, 11 bài báo, 04 hội thảo, 03 đề án, góp phần đào tạo 6 thạc sỹ và 1 Nghiên cứu sinh.

 


Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn