DHKT

Hướng dẫn tổ chức hoạt động khoa học “Nhóm đọc” (Theory Reading Group)

08/08/2015

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC “NHÓM ĐỌC” (THEORY READING GROUP)

1. Giới thiệu chung

Nhóm đọc (Theory Reading Group - TRG) là tập hợp các nhà khoa học, giảng viên đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và các Trường Đại học khác nhằm mục đích chia sẻ thông tin khoa học về lý luận, thực tiễn các vấn đề của khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý đương đại của Việt Nam và thế giới, hướng tới xây dựng cộng đồng khoa học chia sẻ tri thức khoa học chung.

2. Hình thức tổ chức

- Nhóm đọc là hình thức tổ chức dựa trên sự tham gia tự nguyện của các nhà khoa học, giảng viên và viên chức đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và các Trường Đại học khác.

- Mỗi Khoa đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng có trách nhiệm xây dựng và tổ chức ít nhất 01 Nhóm đọc, phục vụ cho việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, tri thức mới cho việc đào tạo chuyên ngành chính quy và nghiên cứu khoa học của tập thể giáo viên của Khoa.

- Thành viên của Nhóm đọc bao gồm:

+ Thành viên cơ hữu: Các nhà khoa học, giáo viên tham gia đăng ký trực tiếp với Khoa quản lý chuyên môn để Khoa lập danh sách thành viên cơ hữu, chuyển lên Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, lấy xác nhận của Ban Giám Hiệu Nhà trường. Thành viên cơ hữu của Nhóm đọc sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền bá kiến thức mới (báo cáo viên, người khởi xướng ý tưởng, người dẫn đạo ý tưởng…), thúc đẩy sự lan tỏa kiến thức, tạo dựng từng bước “cộng đồng bạn đọc khoa học” tại Khoa và tại Trường. Sự tham gia trực tiếp của thành viên hữu cơ (báo cáo viên) sẽ được tính giờ khoa học theo số buổi báo cáo.

+ Thành viên vãng lai: các nhà khoa học, giáo viên có mong muốn tham dự các buổi sinh hoạt của Nhóm đọc, nhưng không bắt buộc phải báo cáo và thuyết trình. Thành viên vãng lai có thể là giảng viên các khoa khác trong Trường, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành, sinh viên trong và ngoài trường, và các nhà khoa học có quan tâm.

- Số lượng thành viên tham gia: tối thiểu là 3 thành viên hữu cơ.

- Nhóm đọc không thu phí thành viên.

3. Nguyên tắc hoạt động của Nhóm đọc

- Các thành viên hữu cơ của Nhóm đọc (đã có đăng ký danh sách của Khoa) sẽ chia sẻ tự nguyện các kiến thức khoa học với các thành viên khác trong nhóm và khác nhóm theo lịch sinh hoạt đã được sự thống nhất của các thành viên và Khoa chủ trì.

- Các kiến thức khoa học được cung cấp từ các bài báo khoa học, giáo trình mới, sách mới, ấn phẩm khoa học mới… nhằm củng cố và cập nhật các kiến thức chuyên ngành của Bộ môn/ Khoa, phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường. Nội dung kiến thức chia sẻ sẽ đi theo những chủ đề do Khoa chủ trì đăng ký trong lịch sinh hoạt định kỳ của Nhóm đọc.

- Lịch sinh hoạt của Nhóm đọc tối thiểu 1 lần / 2 tháng và thông báo rộng rãi trên lịch tuần của Nhà trường. Khoa quản lý Nhóm đọc đăng ký lịch sinh hoạt của Nhóm trên lịch tuần của Nhà Trường.

4. Quyền lợi của thành viên Nhóm đọc

- Tham gia Nhóm đọc, nhà khoa học và giảng viên sẽ được tính giờ khoa học như sau:

+ Báo cáo viên được tính 50 giờ / báo cáo (kèm theo minh chứng bao gồm nội dung báo cáo, có xác nhận của Khoa chủ trì).

+ Được chia sẻ nguồn dữ liệu, thông tin, kiến thức mới hoặc lý thuyết nền tảng liên quan đến các hướng nghiên cứu phát triển chính của chuyên ngành đào tạo.

+ Cùng tham gia khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoa học của Nhóm đọc (sách, bài báo, tài liệu dưới dạng bản in hoặc tài liệu trực tuyến).

- Nhà trường sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho mỗi sinh hoạt của Nhóm đọc (phòng chuyên đề, máy chiếu, âm thanh, ánh sáng…), căn cứ vào lịch sinh hoạt định kỳ của Nhóm đã đăng ký trên lịch tuần.

 

5. Trách nhiệm của thành viên Nhóm đọc

Tham gia Nhóm đọc là cơ sở để tính giờ khoa học và xét thi đua khen thưởng hàng năm đối với các nhà khoa học, giảng viên của Nhà trường, cụ thể như sau:

- Để được xét lao động tiên tiến: Một giảng viên cần là thành viên hữu cơ của 01 Nhóm đọc và tham dự tối thiểu 03 buổi đọc hoặc sinh hoạt chuyên môn, seminar nội bộ. Minh chứng cung cấp là danh sách các thành viên tham gia Nhóm đọc theo từng buổi sinh hoạt do Khoa chủ trì lập và xác nhận (bản photo). Đáp ứng đủ giờ chuẩn nghiên cứu khoa học (600 giờ / 1 năm).

- Để được xét chiến sĩ thi đua: Giảng viên, nhà khoa học cần tham gia trình bày, giới thiệu (vai trò báo cáo viên) ít nhất 01 buổi của Nhóm đọc. Minh chứng cung cấp là báo cáo có xác nhận của Khoa chủ trì (bản photo). Đáp ứng đủ giờ chuẩn nghiên cứu khoa học (600 giờ / 1 năm)

Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn