DHKT

  • Chuyên ngành Ngân hàng (cấp bằng Cử nhân Tài chính - Ngân hàng, hệ đại học chính quy)

    A.Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng (Ban hành theo Quyết định số 1368/QĐ-ĐHKT ngày 14/9/2022 của Trường ĐHKT): Chương trình đào tạo + Lộ trình đào tạo 

    B. Giới thiệu chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng (Cử nhân Tài chính - Ngân hàng, hệ đại học chính quy) áp dụng từ năm 2021: xem chi tiết tại đây.

    C. Một số điểm nổi bật của chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng:

    1. Một số điểm đặc thù của việc đào tạo chuyên ngành:

    1.1. Chương trình đào tạo được thiết kế lại (bắt đầu áp dụng từ khoá tuyển sinh 2015) trên cơ sở kế thừa nhưng có rất nhiều điểm mới. Cụ thể:

    • Thay thế, bổ sung một số môn học mới hoàn toàn, trong khung chương trình chung và chuyên ngành như: Giao tiếp kinh doanh; Hành vi tổ chức; Nhập môn kinh doanh; Tài chính cá nhân.
    • Tất cả những học phần có sự tương thích cao với môi trường quốc tế đều sử dụng 100% giáo trình nước ngoài, chẳng hạn chỉ tính riêng các môn ngành và chuyên ngành thì các học phần: Thị trường và định chế tài chính;Tài chính Doanh nghiệp; Toán tài chính, Đầu tư Tài chính; Tài chính công, Quản trị Ngân hàng; Thanh toán quốc tế; Tài chính cá nhân; Phân tích tín dụng và cho vay đều sử dụng giáo trình tốt nhất bằng tiếng Anh của nước ngoài.
    • Cấu trúc lại chương trình để có sự kết hợp một cách hợp lý kiến thức hiện đại và những vấn đề đặc thù của môi trường hành nghề tại Việt Nam bằng hai giải pháp:
      • Có những học phần sử dụng giáo trình biên soạn phù hợp hoàn toàn với thực tiễn hành nghề đặc thù của Việt Nam như: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; Kế toán Ngân hàng, Định giá tài sản,..
      • Đối với những học phần giảng dạy bằng giáo trình nước ngoài, chương trình học và quá trình giảng dạy sẽ chú trọng liên hệ thực tiễn Việt Nam thông qua thảo luận, bài tập, tiểu luận, đề án.. và giảng dạy trên lớp của giảng viên.

    1.2. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế, mời giảng viên đang công tác thực tế thỉnh giảng hoặc báo cáo thực tế.

    1.3. Khoa cam kết sẽ phân công/mời những giảng viên tốt nhất tham gia giảng dạy.

    1.4. Một số môn học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

    1.5. Sẽ bố trí trợ giảng ngôn ngữ để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học các môn bằng tiếng Anh và làm đề án, tiểu luận, khoá luận hoặc đề tài nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh.

    1.6. Tăng cường các hoạt động thực hành trên các hệ thống ngân hàng ảo.

    Quý vị phụ huynh và các em học sinh cần lưu ý một điểm cơ bản: chương trình chất lượng cao không phải là tuyển sinh đầu vào với chất lượng cao mà trên cơ sở học phí có cao hơn hệ đại trà, cung ứng dịch vụ đào tạo với chất lượng cao hơn so với mặt bằng chung, thể hiện ở 3 điểm cốt lõi:

    • Ưu tiên các nguồn lực, phấn đấu đạt chuẩn về: cơ sở vật chất; trang thiết bị; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; số lượng sinh viên/ lớp học; giảng viên có chất lượng tốt nhất; có hệ thống trợ giảng; …
    • Chương trình tiệm cận ở mức cao chương trình đào tạo tương ứng ở các nước tiên tiến nhất nhưng vẫn đảm bảo thích ứng với môi trường hành nghề đặc thù của Việt Nam.
    • Chú trọng đến khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, bảo đảm sinh viên tốt nghiệp có năng lực để ứng tuyển vào các định chế tài chính đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam; các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, ngân hàng liên doanh… và các định chế tài chính khác của các nước ASEAN, nhất là sau thời điểm cộng đồng ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015. Điều này được bảo đảm bằng:
      • Chương trình đào tạo hiện đại
      • Tăng cường kỹ năng tiếng Anh bằng:
        • Tăng thời lượng học tiếng Anh;
        • Tăng yêu cầu chuẩn đầu ra về tiếng Anh; 
        • Bảo đảm tỷ lệ giảng dạy bằng tiếng Anh đối với một số học phần thích hợp; khuyến khích sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học, tiểu luận, đề án, khoá luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

    2. Cơ hội việc làm:

    Nhằm thích ứng với bối cảnh việc làm hiện nay và trong tương lai, chủ trương của Nhà trường và Khoa là phải kết hợp đào tạo chuyên sâu với đào tạo theo diện rộng để tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Với bằng cử nhân Tài chính – Ngân hàng, cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành này là rất rộng mở.

    Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với rất nhiều các vị trí đa dạng trong các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Chỉ tính trong lĩnh vực các tổ chức tín dụng bao gồm:

    • Ngân hàng thương mại và các loại hình ngân hàng khác: Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng hợp tác xã;
    • Quỹ tín dụng nhân dân;
    • Tổ chức tài chính vi mô;
    • Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính 

    Các vị trí việc làm chủ yếu bao gồm: Nhân viên giao dịch; Nhân viên tín dụng; Nhân viên quản trị rủi ro tín dụng; Nhân viên phân tích hệ thống; Nhân viên thanh toán quốc tế; Nhân viên kiểm toán và kế toán; Chuyên viên phân tích tài chính; Chuyên viên thực hiện dịch vụ uỷ thác; Chuyên viên dịch vụ tài chính cá nhân; Chuyên viên phân tích và kinh doanh chứng khoán; Chuyên viên kinh doanh ngoại hối; Chuyên viên thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư; Chuyên viên thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ...; Các vị trí quản trị Phòng Giao dịch, Chi nhánh, Trưởng bộ phận…

    Các vị trí việc làm phù hợp cũng có thể được tuyển dụng tại các định chế tài chính khác: Công ty đầu tư, Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, Bảo hiểm xã hội,...

    • Chuyên viên Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh
    • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
    • Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách
    • Chuyên viên trong các cơ quan công quyền, trước hết là các cơ quan quản lý Tài chính công.
    • Các vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực Tài chính – kế toán trong các doanh nghiệp.

    3. Thông tin tuyển sinh năm 2021:

    • Chỉ tiêu tuyển sinh tính cho cả ngành Tài chính – Ngân hàng, bao gồm 3 chuyên ngành: Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính công là:  270
    • Cả ba chuyên ngành này đều được cấp chung bằng Cử nhân Tài chính – Ngân hàng, sự phân biệt giữa 3 chuyên ngành là ở bảng điểm.
    • Điểm chuẩn tính theo ngành Tài chính – Ngân hàng (không phải điểm chuẩn chung của Trường như các năm trước và cũng không phải là điểm chuẩn của từng chuyên ngành).
    • Thí sinh được tự do lựa chọn giữa 3 chuyên ngành nếu đủ điểm chuẩn vào ngành. Không xác định chỉ tiêu riêng cho từng chuyên ngành.
    • Đối với chuyên ngành Tài chính công, học phí áp dụng mức ưu đãi nhưng vẫn cấp bằng Cử nhân Tài chính - Ngân hàng (giống như hai chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính doanh nghiệp).
    • Khoa Ngân hàng đảm nhiệm đào tạo 2 chuyên ngành: Ngân hàng và Tài chính công.

    4. Liên hệ:

    TS. Phan Đặng My Phương - Trưởng Bộ môn Ngân hàng

    Email: phuong.pdm@due.edu.vn