• CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    1. Chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh tế liên kết với nước nào?

    New Zealand là địa chỉ du học mới, hấp dẫn, nổi tiếng với môi trường trong lành, nền giáo dục chất lượng cao. Hệ thống giáo dục New Zealand dựa trên hệ thống giáo dục của Anh quốc và là một trong số các nước có đông đảo sinh viên quốc tế lựa chọn. Bằng cử nhân của New Zealdand được chấp nhận để đăng ký học sau đại học tại các trường đại học trên thế giới với điều kiện về điểm và yêu cầu chuyên môn được đáp ứng.

    Do đó, Trường Đại học Kinh tế đã chọn liên kết với Đại học Massey, là 1 trong 3 trường đại học hàng đầu tại New Zealand, để hợp tác đào tạo Chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực với hai loại văn bằng: Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh (Master of Business Studies) và Thạc sĩ Quản trị (Master of Management).

    Đại học Massey có bề dày lịch sử 125 năm với khoảng 34.000 sinh viên, ba cơ sở chính tại Palmerston North, Auckland và Wellington. Mỗi năm trường tiếp nhận khoảng hơn 4400 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia. Chất lượng và sự xuất sắc trong giảng dạy của Massey đã tạo nên danh tiếng cho trường trong những năm qua: Massey giành được giải thưởng Xuất Sắc Về Giáo Dục Đại Học Quốc Gia, và liên tục được nằm trong top 1,2% các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới. Trường cũng được công nhận bởi các tổ chức xếp hạng và kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu như:

    ·      5 sao + theo bảng xếp hạng QS world university

    ·      Association to Advance Collegiate Schools of Business (AACSB)

    ·      Association of MBA’s

    ·      Chartered Financial Analyst Institute (CFA) Program Partner

    ·      American Veterinary Medical Association

    ·      Institute of Food Technologists

    ·      The Washington Accord through the Institution of Professional Engineers New Zealand (IPENZ)

    Website của Đại học Massey: https://www.massey.ac.nz/

    Xem thêm thông tin về kiểm định chất lượng giáo dục của Massey tại: https://www.massey.ac.nz/massey/international/study-with-massey/why-choose-massey/rankings-accreditations-associations.cfm

    2. Chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép không?

    Trước năm 2017, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của Trường Đại học Kinh tế nói riêng và 1 số trường khác đều phải xin Bộ Giáo dục Việt Nam cấp phép triển khai.

    Từ năm 2017, Trường Đại học Kinh tế và hơn 10 trường Đại học lớn nhất của Việt Nam được chính phủ Việt Nam cho phép tự chủ hoàn toàn trong đó có hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai 1 chương trình liên kết đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN vẫn thực hiện thủ tục báo cáo Đại học Đà Nẵng và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, Đại học Massey đã được các tổ chức Kiểm định chất lượng giáo dục uy tín về kinh doanh như AACSB công nhận. Điều này cũng đồng nghĩa Văn bằng Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh và Thạc sĩ Quản trị - ngành Quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế hoàn toàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận giá trị pháp lý là bằng Thạc sĩ.

    3. Chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN có lợi thế gì hơn so với các chương trình Thạc sĩ liên kết đào tạo quốc tế của các trường khác tại Việt Nam?

    Chương trình Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực do Đại học Kinh tế liên kết đào tạo với Đại học Massey New Zealand có nhiều ưu điểm nổi trội.

    + Chương trình chỉ tập trung phát triển 1 chuyên môn duy nhất là Quản trị nguồn nhân lực, nhằm đào tạo các học viên có năng lực chuyên môn cao theo chuẩn quốc tế, có năng lực tiếng Anh và khả năng làm việc, nghiên cứu chuyên sâu tại các tổ chức, doanh nghiệp, dự án quốc tế có nhu cầu phát triển lĩnh vực Quản lý con người. Đây cũng là chương trình đầu tiên tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đào tạo ngành quản trị nguồn nhân lực ở bậc Thạc sĩ. Vì vậy, các học viên tốt nghiệp chương trình này sẽ là những người đón đầu xu hướng, đi tiên phong trong chuyên môn quản trị nguồn nhân lực tại khu vực.

    + Chương trình được đào tạo bằng  tiếng Anh 100%. Với yêu cầu tiếng Anh đầu vào tương đương IELTS 5,5 ở năm học thứ 1 và IELTS 6,5 ở năm học thứ 2, học viên khi tốt nghiệp hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc tại các công ty đa quốc gia và ở nước ngoài.

    + Chương trình được giảng dạy bởi 75% giảng viên đến từ Đại học Massey chuyên ngành Nhân sự. Vì thế, học viên được lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành này trên thế giới.

    + Đối với chương trình học tập tại Việt Nam, thời gian học được thiết kế linh hoạt (ngoài giờ hành chính và cuối tuần), nên rất phù hợp với những học viên đã đi làm. Học viên sẽ không bị gián đoạn công việc và tiết kiệm nhiều chi phí.

    + Đặc biệt, với chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu Kinh doanh (học 1 năm đầu ở Việt Nam và 1 năm cuối tại New Zealand), sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có cơ hội được cấp working visa đến 3 năm để làm việc và tìm hiểu cơ hội định cư tại New Zealand .

    4. Ai có thể đăng ký xét tuyển vào Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey?

    Mọi công dân Việt Nam và nước ngoài đang làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội, có đủ các điều kiện sau:

    -       Có bằng tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hoặc kinh doanh. Các thí sinh có bằng đại học ngành khác cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị/quản lý. Các trường hợp đặc biệt khác do hội đồng tuyển sinh quyết định.

    - Có một trong văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh đạt điểm theo yêu cầu như sau: IELTS >=5,5; TOEFL iBT >=61; TOEIC >=600; B2 Khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương; bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

    Các chứng chỉ tiếng Anh cần trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Thí sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh có thể dự kỳ thi tiếng Anh do nhà trường tổ chức.

    5. Thí sinh đăng ký xét tuyển Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN bằng cách nào?

    Thí sinh đăng kí xét tuyển từ ngày 15/4 - 20/7/2019 theo trình tự như sau:

    Bước 1: Thí sinh đăng ký online tại: https://bitly.vn/3eyy  

    Bước 2: Sau khi đăng ký online, thí sinh nộp hồ sơ về Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế (Cô Tú: 0236 3950110). Hồ sơ bao gồm:

    -     Đơn đăng ký dự tuyển của Trường Massey (theo mẫu, tải tại: https://bitly.vn/2s2s);

    -     Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (2 bản dịch công chứng);

    -     Chứng minh nhân dân hay hộ chiếu (2 bản dịch công chứng - nếu là hộ chiếu chỉ cần photo, công chứng 2 bản);

    -     Sơ yếu lí lịch (CV - bằng tiếng Anh);

    -     Chứng chỉ tiếng Anh theo quy định (công chứng);

    -     Thư giới thiệu (nếu có - bằng tiếng Anh);

    -     04 ảnh 4*6;

    -     Lệ phí tuyển sinh 500.000 đồng (không hoàn lại).

    6. Chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN gồm có những môn học gì?

    Văn bằng Thạc sĩ quản trị

    Văn bằng Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh

    Năm 1 (Học tại Việt Nam)

    Human Resource Management and Workplace Relations (30 tín chỉ)

    Advanced Research Methods in Business (30 tín chỉ)

    Interpersonal Communication at Work (15 tín chỉ)

    Current Issues in Business (15 tín chỉ)

    Career Management (30 tín chỉ)

    Năm 1 (Học tại Việt Nam)

    Human Resource Management and Workplace Relations (30 tín chỉ)

    Advanced Research Methods in Business (30 tín chỉ)

    Interpersonal Communication at Work (15 tín chỉ)

    Current Issues in Business (15 tín chỉ)

    Career Management (30 tín chỉ)

    Năm 2 (Học tại Việt Nam)

    Advanced Organisational Behaviour (30 tín chỉ)

    Competitive Advantage and HRM Strategy (30 tín chỉ)

    Professional Practice (60 tín chỉ)

    Năm 2 (Học tại New Zealand)

    Advanced Organisational Behaviour (30 tín chỉ)

    Competitive Advantage and HRM Strategy (30 tín chỉ)

    Thesis (60 tín chỉ)

    7. Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực của Đại học Massey giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN được tổ chức đào tạo như thế nào?

    -     Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh

    -     Thời gian: Học ngoài giờ hành chính và cuối tuần đối với các môn học tại Việt Nam.

    -     Lộ trình đào tạo:

    Năm 1: học tại Việt Nam, 50% môn học do giảng viên Đại học Massey đảm nhận.

    Năm 2:    

    + Thạc sĩ Quản trị: Học tại DUE, 100% môn học do giảng viên Đại học Massey giảng dạy.

    + Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh: Học tại Đại học Massey.

    8. Yêu cầu mức độ ngoại ngữ đầu vào và trong quá trình học tập của thí sinh như thế nào?

    Đầu năm 1: Có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5/B2 theo Khung tham chiếu chung của Châu Âu về ngôn ngữ). Các ứng viên không có chứng chỉ tiếng Anh cần tham dự kỳ thi tiếng Anh do Trường Đại học Kinh tế tổ chức.

    Đầu năm 2: Đạt được trình độ tiếng Anh IELTS 6,5 trở lên (không có kĩ năng nào dưới 6,0). Nếu thí sinh chưa đạt điều kiện về tiếng Anh thì có thể tiếp tục tự bồi dưỡng tiếng Anh cho đến khi đạt mức IELTS 6,5 để được tiếp tục học năm 2 của chương trình. Kết quả học tập của năm 1 sẽ được bảo lưu trong vòng 5 năm.

    9. Học phí nộp làm mấy lần và mức thu cụ thể cho năm 2019-2020 như thế nào?

    Học phí được thu vào đầu mỗi năm học, mức thu cho khóa tuyển sinh năm 2019 như sau:

    Năm 1 (học tại Việt Nam): 47.000.000 VND

    Năm 2:

    -       Chương trình Thạc sĩ Quản trị (học tại Việt Nam): 10.000 USD

    -       Chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh (học tại New Zealand): theo quy định của Đại học Massey. Ước tính trong năm 2019:

    + Học phí: $29.840 NZD (tương đương 20.171 USD)

    + Các phí khác: $1.188 NZD (đã bao gồm thuế, tương đương 803 USD)

    10. Học phí và sinh hoạt phí cho các năm học của chương trình là bao nhiêu?

    Tổng kinh phí dự kiến của chương trình

     

    Năm

    Học phí

    Lệ phí

    Tài liệu

    học tập

    Chi phí

    sinh hoạt

    Tổng CP từng năm

    (dự kiến)

    Năm 1

     

    47 triệu VND

    N/A

    2 triệu VND

    N/A

    49 triệu VND

    Năm 2

    Thạc sĩ Quản trị (học tại Việt Nam)

    10 nghìn USD (~235 triệu VND)

    N/A

    2 triệu VND

    N/A

    237 triệu VND

    Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh (học tại New Zealand)

    $29.840 NZD

    $1.188 NZD

    $1.500 NZD

    $15.000- 18.000 NZD

    $46.340 –$49.340 NZD

    11. Sau 1 năm học tập tại Trường ĐHKT, nếu học viên chương trình vẫn không đủ điều kiện về tiếng Anh để học tiếp sang năm thứ 2, hoặc bị từ chối visa New Zealand thì như thế nào?

    - Về yêu cầu tiếng Anh :

    + Các học viên chưa đạt yêu cầu có thể tiếp tục tự bổ sung trình độ tiếng Anh tại Việt Nam cho đến khi đạt mức IELTS 6,5. Kết quả học tập của năm 1 sẽ được bảo lưu trong vòng 5 năm.

    + Ngoài ra, học viên chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh có thể chọn chuyển tiếp sang Massey học chương trình bổ túc tiếng Anh DEEP or Advanced DEEP (Direct English Entry Pathway), tùy theo trình độ tiếng Anh của học viên tại thời điểm nộp đơn chuyển tiếp năm 2. Khóa học bổ túc này kéo dài khoảng 1 học kỳ với chi phí khoảng $9.000 NZD (chưa tính trong học phí của chương trình thạc sĩ). Nếu học viên hoàn tất khóa học với điểm trung bình B- (B trừ), thì sẽ được học tiếp năm thứ 2 chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh tại Đại học Massey mà không cần chứng chỉ IELTS.

    -       Về việc bị từ chối visa:

    Các học viên chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh, nếu không thể xin Visa sang New Zealand để học tiếp năm 2, thì có thể chuyển sang chương trình Thạc sĩ Quản trị học tại Việt Nam.

    12. Việc thi cử của học viên diễn ra như thế nào?

    Theo quy định của đại học Massey.

    13. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập có tốt không?

    Tất cả các phòng học dành cho các Chương trình liên kết đào tạo quốc tế của trường Đại học Kinh tế đều có điều hòa, máy chiếu hoặc smart tivi với các lớp học quy mô nhỏ. Tùy theo chuyên ngành, học viên còn được sử dụng hệ thống các phòng thực hành được trang bị hiện đại: phòng thực hành marketing, phòng thực hành kế toán v.v. Ngoài ra, học viên được hưởng mọi quyền lợi của một học viên Trường Đại học Kinh tế như sử dụng thư viện, sân chơi thể thao, hệ thống cảnh quan ...

    14. Ai sẽ tham gia giảng dạy chương trình?

    75% các học phần của chương trình được giảng dạy bởi các giảng viên uy tín, chuyên gia đầu ngành về Quản trị Nguồn nhân lực tại Đại học Massey.

     

    GS.Jim.Arrowsmith

    Giáo sư Jim Arrowsmith gia nhập Đại học Massey với tư cách là Giáo sư tại Trường Quản lý (School of Management) vào năm 2008. Ông rất chú trọng đến việc quản lý con người tại nơi làm việc, thể hiện qua các hoạt động nghiên cứu và xuất bản các tài liệu liên quan đến Quản trị nguồn nhân lực và quan hệ lao động. Lĩnh vực chuyên môn chính của ông bao gồm nghiên cứu về sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp; lương linh hoạt; và thời gian làm việc linh hoạt. Ngoài ra, ông còn là cố vấn cho Tổ chức Lao động quốc tế - International Labour Organization; tư vấn cho các nước khu vực đảo Thái Bình Dương (Pacific Island governments) về các vấn đề như quy định sử dụng lao động trẻ em, luật lao động và việc làm thời vụ.

    PGS.Jo.Bensemann

     

    Hiệu trưởng Trường Quản lí (School of Management)

    Phó Giáo sư Jo Bensemann là Hiệu trưởng của Trường Quản lí (School of Management), trực thuộc Trường Kinh doanh Massey (Massey Business School).

    Lĩnh vực nghiên cứu của bà là sáng tạo/khởi nghiệp. Ngoài ra, bà rất quan tâm đến lĩnh vực hợp tác, ra các quyết định và ý tưởng nhằm phát triển các doanh nghiệp và cộng đồng.

    GS.Tim.Bentley

    Giám đốc nghiên cứu

    Giáo sư Tim Bentley là giáo sư về tổ chức và việc làm (Work and Organisation) tại Trường Quản lý của Đại học Massey, đồng thời là thành viên sáng lập của Massey's Healthy Work Group. Ông tập trung nghiên cứu ở 3 lĩnh vực chính: phúc lợi và rủi ro tâm lý xã hội; sức khỏe và an toàn lao động; và xu hướng việc làm trong tương lai. Ông đứng đầu một số dự án do HRC tài trợ và là tác giả của khoảng 120 ấn phẩm, với gần một nửa được xuất bản trên các tạp chí quốc tế. Ông còn là biên tập viên cao cấp - Senior Editor của Nhà xuất bản Cambridge University Press, Tạp chí Journal of Management & Organization (JMO).

    TS.Darryl.Forsyth

    Giảng viên cao cấp

    Darryl Forsyth là giảng viên cao cấp của Khoa Quản lý tại Đại học Massey, cơ sở Albany. Ông hiện đang giảng dạy trong lĩnh vực Phương pháp nghiên cứu & Quản lý nguồn nhân lực. Ông tập trung nghiên cứu về lĩnh vực tạo ra môi trường làm việc lành mạnh (Healthy Work). Đặc biệt hơn, gần đây ông còn thực hiện những dự án nghiên cứu về sự quá tải thông tin (Information Overload); sức bật (Resilience); sự bắt nạt nơi công sở (Workplace bullying & violence). Đa số nghiên cứu của ông được thực hiện với Healthy Work Group – nơi ông chuyên thiết kế các công cụ thu thập dữ liệu toàn diện cũng như các mô hình phân tích dữ liệu.

    Ngoài ra, ông còn có bằng tiến sĩ ngành Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và doanh nghiệp (Applied Industrial and Organisational Psychology) của Đại học Canterbury.

    PGS. Lynn Jeffrey

    Phó Giáo sư Lynn Jeffrey tập trung nghiên cứu về việc xác định và phát triển các nguồn lực để nâng cao hiệu suất nơi làm việc, bao gồm công tác chuẩn bị cho sự hoàn thành công việc. Bà là người có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bà đã phát triển một hệ thống công nghệ trên máy tính cho phép kiểm tra theo yêu cầu (CALES). Hệ thống này đã được Cơ quan Hàng không Dân dụng New Zealand - the New Zealand Civil Aviation Authority sử dụng để kiểm tra lý thuyết thí điểm. Ngoài ra, bà còn tạo ra 2 trang web và một game mô phỏng dựa trên web về phương pháp học tập để cải thiện việc học của sinh viên cũng như hỗ trợ các giảng viên.

    Các nghiên cứu gần đây của bà tập trung vào việc nhận dạng năng lực nghề nghiệp; phương pháp học tập kết hợp cho sinh viên; và hình thức học tập kiểu di động.

    TS.James.Lockhart

    Giảng viên cao cấp

    Tiến sĩ James Lockhart có nhiều kinh nghiệm tư vấn kinh doanh và phát triển điều hành ở Australia và Thái Bình Dương. Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm về đào tạo tiến sĩ; chiến lược; quản trị; thất bại của công ty và hiệu suất chiến lược.

    Trong nhiều năm qua, ông đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khám phá “hộp đen” của lĩnh vực quản trị.

    GS.Jane.Parker

    Giáo sư Jane Parker là Giáo sư về Quan hệ lao động & Quản trị nguồn nhân lực. Lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm mối quan hệ lao động đối chiếu; sự bình đẳng trong tổ chức công việc; và tiếng nói của người lao động. Bà đã giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học Warwick (Anh), Đại học Auckland và AUT trước khi gia nhập Massey. Bà đã (đồng) lãnh đạo một loạt các dự án do ILO tài trợ về luật lao động ở PNG, Fiji, Nauru và các quốc đảo Thái Bình Dương khác. Bà được bình chọn là Nhà nghiên cứu nhân sự của năm 2017 của tổ chức HRINZ – Human Resources Institute of New Zealand. Bà cũng là thành viên ban tổ chức của 2018 PBRF round - The Performance Based Research Fund.

    ThS.Beth.Tootell

    Phó hiệu trưởng Trường Quản lý (học xá Manawatu)

    Thạc sĩ Beth Tootell có bằng Cử nhân ngành Marketing và Quản lý tại Đại học Auckland; bằng Thạc sĩ ngành Quản lý nguồn nhân lực nâng cao của Đại học New South Wales; chứng chỉ sau đại học về giảng dạy đại học của Đại học Otago. Bà đã làm việc trong cả ngành sản xuất và dịch vụ. Bà từng giảng dạy tại Đại học Otago trước khi đến Massey vào năm 2001.

    Bà tập trung nghiên cứu các vấn đề về sự đa dạng và bình đẳng trong việc làm; mức thù lao và huấn luyện.

     

    15. Sau khi tốt nghiệp, học viên của chương trình Thạc sĩ quản trị nguồn nhân lực có thể học tiếp lên tiến sĩ hay không?

    Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam, học viên của hai chương trình hoàn toàn có thể học lên bậc tiến sĩ.

    Đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài, học viên của chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu Kinh doanh, sau khi tốt nghiệp, hoàn toàn có thể học lên tiến sĩ tại các nước trên thế giới nếu đáp ứng điều kiện về điểm và yêu cầu chuyên môn do từng trường đại học quy định. Học viên của chương trình Thạc sĩ Quản trị, sau khi tốt nghiệp có thể được yêu cầu học bổ sung thêm một số học phần theo quy định của từng trường trước khi được chấp nhận vào học tiến sĩ.

    16. Để được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp là bằng Thạc sĩ, tôi cần yêu cầu gì?

    Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nhu cầu của người học hoặc đơn vị tuyển dụng, đào tạo, người học có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm Công nhận văn bằng trực thuộc Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo để yêu cầu công nhận văn bằng.

     01 bộ hồ sơ gồm có:

    1.               Đơn đề nghị công nhận văn bằng (theo mẫu);

    2.               Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt văn bằng Đại học;

    3.               Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt bảng điểm;

    4.               Một (01) bản dịch công chứng chứng chỉ ngoại ngữ;

    5.               Bản sao hộ chiếu (gồm các trang trừ trang trắng);

    6.               Giấy xác nhận hoặc công văn xác nhận theo học và hoàn thành chương trình Cử nhân quốc tế do Trường Đại học Kinh tế cấp.

    Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại https://naric.edu.vn/

     

     

    Năm

    Học phí

    Lệ phí

    Tài liệu

    học tập

    Chi phí

    sinh hoạt

    Tổng CP từng năm

    (dự kiến)

    Năm 1

     

    47 triệu VND

    N/A

    2 triệu VND

    N/A

    49 triệu VND

    Năm 2

    Thạc sĩ Quản trị (học tại Việt Nam)

    10 nghìn USD (~235 triệu VND)

    N/A

    2 triệu VND

    N/A

    237 triệu VND

    Thạc sĩ Nghiên cứu kinh doanh (học tại New Zealand)

    $29.840 NZD

    $1.188 NZD

    $1.500 NZD

    $15.000- 18.000 NZD

    $46.340 –$49.340 NZD