DHKT

  • Chương trình đào tạo ngành Thống kê Kinh tế - CN Thống kê Kinh tế - Xã hội

    1. Giới thiệu về Chương trình đào tạo

    Chương trình đại học ngành Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội được kế thừa từ ngành thống kê đã được đào tạo từ năm 1976 và được cập nhật liên tục với mục đích trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu và trực quan dữ liệu phục vụ ra quyết định trong điều kiện bùng nổ dữ liệu.

    Chương trình được thiết kế theo một lộ trình linh hoạt cho phép sinh viên tự lên kế hoạch học tập và hoàn thành chương trình từ 3,5 đến 6 năm.

    2. Thông tin chung về chương trình đào tạo

    Ngành:

    Thống kê Kinh tế

    Mã ngành:

    7310107

    Chuyên ngành:

    Thống kê Kinh tế -Xã hội

    Mã chuyên ngành:

    731010701

    Trình độ đào tạo:

    Đại học

    Bằng cấp:

    Cử nhân

    Loại hình đào tạo:

    Chính quy

    Thời gian đào tạo:

    4 năm

    Số tín chỉ:

    134 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

    3. Mục tiêu đào tạo

    Chương trình ngành Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và pháp luật; kiến thức chuyên sâu về thu thập dữ liệu, quản trị dữ liệu, phân tích, trực quan và diễn giải kết quả hỗ trợ ra quyết định.

    Cử nhân ngành Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội thành thạo công cụ thống kê và công nghệ thông tin, thiết kế hệ thống chỉ tiêu phân tích, thực hiện thu thập, quản trị dữ liệu và tiền xử lý dữ liệu, phân tích, trực quan, và diễn giải kết quả; có kỹ năng làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình và truyền thông kết quả.

    Cử nhân ngành Thống kê kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội có đạo đức,  trách nhiệm nghề nghiệp, cầu thị, chủ động sáng tạo, có năng lực hợp tác trong công việc và có sức khỏe tốt đảm bảo năng lực học tập suốt đời.

    4. Chuẩn đầu ra

    Sinh viên chuyên ngành Thống kê Kinh tế – Xã hội sau khi tốt nghiệp có các năng lực sau (Xem Bảng 1).

    Bảng 1. Chuẩn đầu ra củachuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội

    Ký hiệu

    Mô tả

    PLO1

    Áp dụng kiến thức khoa học nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp luật vào thu thập, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phục vụ ra quyết định

    PLO2

    Ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập, tổ chức lưu trữ và phân tích dữ liệu

    PLO3

    Thiết kế các phương án thu thập và quản trị dữ liệu

    PLO4

    Thiết kế các phương án phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích

    PLO5

    Vận dụng các phương pháp thống kê để chuyển đổi, tích hợp, trực quan, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích

    PLO6

    Phát triển năng lực điều hành, phân công, đánh giá, phát triển và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác

    PLO7

    Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để làm việc trong môi trường toàn cầu hóa

    PLO8

    Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm phân tích dữ liệu và các công cụ thống kê để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

    PLO9

    Tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội

    5. Cơ hội nghề nghiệp

    Sau khi ra trường, Sinh viên chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau:

    - Chuyên viên hoặc chuyên gia trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước từ trung ương đến địa phương;

    - Chuyên viên hoặc chuyên gia thống kê, phân tích dữ liệu trong cơ quan quản lý nhà nước, các dự án và tổ chức phi chính phủ;

    - Chuyên viên hoặc chuyên gia thống kê, phân tích dữ liệu trong các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;

    - Nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức tư vấn nghiên cứu thị trường;

    Ngoài ra cử nhân chuyên ngành Thống kê -Xã hội có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy thống kê, phân tích dữ liệu ở các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

    6. Cấu trúc chương trình

    Để đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, sinh viên ngành Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội được trang bị những khối kiến thức sau: (Xem Bảng 2).

    Bảng 2. Các khối kiến thức và số tín chỉ

    TT

    Khối kiến thức

    Số tín chỉ

    Tổng cộng

    Trong đó:

    Bắt buộc

    Tự chọn

    1

    Khối kiến thức đại cương

    46

    46

    -

    2

    Khối kiến thức khối ngành

    30

    30

    -

    3

    Khối kiến thức ngành và chuyên ngành

    58

    44

    14

    3.1

    Khối kiến thức chung của ngành

    21

    15

    6

    3.2

    Khối kiến thức chuyên ngành

    27

    19

    8

    3.3

    Thực tập cuối khóa

    10

    10

    -

    Tổng

    134

    120

    14

    7. Đối tượng tuyển sinh

    Theo quy chế tuyển sinh hệ đại học chính quy của Bộ Giáo dục Đào tạo và Đề án tuyển sinh Đại học chính quy của Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

    8. Hoạt động ngoại khóa

    Hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hành vi, thái độ của sinh viên bằng những hình thức sau:

    Trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp, tổ chức xã hội và hệ thống thống kê nhà nước…

    Mời chuyên gia ngoài trường báo cáo các chuyên đề thống kê, triển vọng và xu hướng phát triển nghề nghiệp.

    Trải nghiệm hoạt động cộng đồng…