Chương trình đào tạo Ngành Hệ thống thông tin quản lý
Giới thiệu chung
Chương trình đại học ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) được xây dựng và bắt đầu đưa vào đào tạo từ năm 2005.
Ngành định hướng đào tạo các nhà quản trị hệ thống thông tin ứng dụng cho quản trị doanh nghiệp và các tổ chức trong thời kỳ công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.
Trang bị cho người học khối kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kinh doanh quản lý, hệ thống thông tin quản lý và các kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực ngành HTTTQL cho hiện tại và tương lai.
Sự khác biệt của ngành MIS ở DUE
Đào tạo theo định hướng đặc thù: 30% thời gian đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp.
Sinh viên được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp từ rất sớm. Có 3 kỳ thực tập: Thực tập nhận thức (kỳ 2, năm 2), Thực tập nghề nghiệp (hè, năm 3), Thực tập tốt nghiệp (kỳ cuối).
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp của chương trình này có thể chọn đảm nhận những công việc sau:
- Phân tích hệ thống / quy trình nghiệp vụ
- Phân tích / kỹ sư dữ liệu
- Kinh doanh thông minh
- Nhân viên / quản lý phòng thông tin
- Lập trình viên
- Phát triển web / phần mềm / mobile
- Tư vấn về CNTT / Hoạch định nguồn lực DN / HTTT
- Nhà nghiên cứu / Giảng viên
- Doanh nhân
Thông tin chung
Ngành: |
Hệ thống thông tin quản lý |
Bậc: |
Đại học |
Loại bằng: |
Cử nhân |
Loại hình đào tạo: |
Toàn thời gian |
Thời gian đào tạo: |
4 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa 6 năm) |
Tổng số tín chỉ: |
134 tín chỉ (không kể các môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) |
Ngôn ngữ: |
Tiếng Việt, Tiếng Anh |
Website: |
http://due.udn.vn/khoa/thong-ke-tin-hoc
|
Cấu trúc chương trình
Đối tượng tuyển sinh
Ngành HTTTQL chấp nhận các ứng viên đáp ứng điều kiện sau:
1. Đối tượng
a. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
b. Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định;
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
c. Trường có quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh.
d. Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, Trường tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và Hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho theo học các chương trình phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
2. Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc.
3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.
Chương trình cử nhân chính quy của trường xét tuyển lần lượt theo các phương thức sau:
- Phương thức 1 (PT1): XÉT TUYỂN THẲNG
Đối tượng 1: Thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT và những thí sinh đủ điều kiện khác được xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ GD&ĐT.
a. Thí sinh là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc vào tất cả các ngành của Trường.
b. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng; đã tốt nghiệp THPT năm 2025 vào tất cả các chương trình của Trường.
c. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Tin học, Lịch sử, Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Chỉ sử dụng kết quả kỳ thi của lớp 12.
- Các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục Kinh tế & Pháp luật: đăng ký tất cả các chương trình của Trường.
- Môn Lịch sử, Địa lý: đăng ký ngành Luật, Luật Kinh tế, Quản lý Nhà nước.
d. Thí sinh thuộc các đối tượng còn lại sẽ được Hội đồng tuyển sinh Trường xem xét, quyết định.
- Phương thức 2 (PT2): XÉT TUYỂN KẾT HỢP
Đối tượng 2: Thí sinh đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”.
Đối tượng 3: Thí sinh đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, giải Nhất/Nhì/Ba kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố:
- Chỉ sử dụng kết quả kỳ thi của lớp 12.
- Các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục Kinh tế & Pháp luật: đăng ký tất cả các chương trình của Trường.
- Môn Lịch sử, Địa lý: đăng ký ngành Luật, Luật Kinh tế, Quản lý Nhà nước.
Đối tượng 4: Thí sinh có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2025.
Đối tượng 5:
- 5A: Có chứng chỉ tiếng Anh theo quy định và xét tuyển dựa trên học bạ 3 môn trong tổ hợp.
- 5B: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của 3 môn trong tổ hợp.
Các chuyên ngành đào tạo
Ngành Hệ thống thông tin quản lý có 03 chuyên ngành: