VÌ SAO NÊN CHỌN HỌC NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
1. Trước bối cảnh hoạt động thương mại ngày càng mở rộng và sự phát triển của thương mại quốc tế đã, đang và sẽ đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam => Doanh nghiệp cần người có năng lực thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như: marketing, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị,..., xử lý tình huống trong kinh doanh, có khả năng nghiên cứu độc lập về các vấn đề chuyên môn, hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại trong và ngoài nước, hiểu biết nghiệp vụ: đàm phán, mua bán hàng, xúc tiến thương mại, dịch vụ khách hàng, thương mại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Sự nóng lên của thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây với sự góp mặt của những tên tuổi lớn của nước ngoài, có thể kể đến như: Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc) hay Central Group (Thái Lan) là một minh chứng sống động cho tiềm năng phát triển của ngành Kinh doanh Thương mại. Hơn nữa, các chuyên gia dự báo về tính ổn định, bền bỉ trong nhiều năm sắp tới của ngành bán lẻ ở Việt Nam được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố quan trọng như dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, mức độ đô thị hoá nhanh, nền kinh tế ngày càng mở cửa và thu nhập người dân ngày càng cao. Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2017 của nước ta nằm ở vị trí thứ 6, cao nhất trong 16 năm xếp hạng GRDI=> Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các bạn biết nắm bắt cơ hội và đặc biệt ngành học này có tính ứng dụng cao.
3. Cử nhân ngành Kinh doanh Thương mại được trang bị kiến thức cơ bản về Kinh doanh, quản lý, kiến thức chuyên sâu về hoạch định, tổ chức, thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại trong và ngoài nước nên biên độ ứng dụng của nghề nghiệp rộng => Giúp bạn có thể phát triển nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực
4. Với một khung chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng hiện đại, theo đó song song với việc trang bị các kiến thức chuyên môn được update theo sự phát triển trong lĩnh vực Thương mại trên thế giới, sinh viên còn được tạo điều kiện để tiếp xúc và thực hành tại doanh nghiệp. Điều này giúp cho chương trình học không quá đặt nặng về lý thuyết.
5. “Study hard- Party Harder”! Nếu ví học tập như một “Main course” thì các hoạt động ngoại khoá chính là sự kết hợp giữa “Appetizer và Dessert”. Một “Full course” sẽ chẳng trọn vị nếu thiếu đi món khai vị và món tráng miệng, cuộc sống sinh viên có lẽ sẽ chẳng thể đủ đầy nếu thiếu đi các hoạt động ngoại khoá. Với những chương trình ngoại khoá hấp dẫn như Trại Bay, Lovely Night, các hội thảo thường niên, các câu lạc bộ như CRES, các đợt tình nguyện đáng nhớ thu hút số đông các bạn sinh viên tham gia sẽ mang đến những trải nghiệm đặc biệt về một cuộc sống sinh viên nhiều màu sắc.
6. Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (DUE) - Ngôi trường hơn 40 năm truyền thống đào tạo và hiếu học với rất nhiều cơ hội và chính sách hỗ trợ cho sinh viên (học bổng, miễn giảm học phí, cơ hội học đại học bằng 2, cơ hội thực tập và học tập tại nước ngoài…)
7. Đà Nẵng - Một thành phố năng động và đáng sống bậc nhất Việt Nam.