DHKT

  • Giới Thiệu Chung

    Chương trình đào tạo ngành Kinh Doanh Quốc Tế đạt chuẩn AUN - QA (ASEAN University Network - Quality Assurance)



    CHƯƠNG TRÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ

    Chương trình Ngoại thương, hiện là Chương trình Kinh doanh Quốc tế được thành lập năm 1992 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Chương trình này sau đó đã trở thành một trong những chương trình đại học chính tại Đại học Kinh tế. Đặc biệt, nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hai thập kỷ trước mang đến cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này. Chương trình tạo nền tảng cho sinh viên theo đuổi sự nghiệp kinh doanh quốc tế. Nó cung cấp cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để theo đuổi nhiều nghề nghiệp trong các công ty trong nước và nước ngoài. Sinh viên sẽ được trang bị để có thể làm việc với các tổ chức thương mại và đầu tư định hướng quốc tế, hoặc trong các lĩnh vực công và tư trong quản lý, hoạch định chiến lược, nghiên cứu, quan hệ chính phủ - doanh nghiệp, vận hành quốc tế và quan hệ công chúng.

     

    THÔNG TIN CHUNG

    Tên ngành

    Kinh doanh quốc tế

    Trình độ

    Đại học

    Bằng cấp

    Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế

    Loại hình đào tạo

    Chính quy

    Thời gian học

    4 năm

    Số tín chỉ

    133 (Chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) 

    Khoa

    Kinh doanh quốc tế

    Ngôn ngữ

    80% Tiếng Việt, 20% Tiếng Anh (tối thiểu)

    Facebook:

    https://www.facebook.com/IB.DUE/

     

    CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ 

    CĐR1

    Giải thích các học thuyết và khái niệm quan trọng trong kinh doanh và kinh tế

    CĐR2

    Nhận dạng các thách thức và cơ hội khi công ty kinh doanh trong các môi trường văn hóa và/ hoặc các nền kinh tế chính trị khác nhau.

    CĐR3

    Đánh giá các loại chiến lược kinh doanh quốc tế và/hoặc các hoạt động chức năng trong các công ty kinh doanh quốc tế.

    CĐR4

    Thực hiện các giao dịch trong xuất nhập khẩu, giao nhận quốc tế, và thanh toán quốc tế.

    CĐR5

    Đề xuất các giải pháp cho những vấn đề trong kinh doanh quốc tế.

    CĐR6

    Hợp tác hiệu quả với người khác để thực hiện mục tiêu chung.

    CĐR7

    Giao tiếp hiệu quả và chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các thuật ngữ phù hợp trong môi trường làm việc nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

    CĐR8

    Áp dụng các khái niệm về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh.

    CĐR9

    Sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc.

    CĐR10

    Sử dụng các phần mềm và công cụ thống kê trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

    CĐR11

    Có ý thức học tập suốt đời.

    CĐR12

    Cam kết tuân thủ kỷ cương.

     

    MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

    Chương trình kinh doanh quốc tế được thiết kế chặt chẽ trong cấu trúc và nội dung để cung cấp cho sinh viên các kỹ năng và kiến thức kinh doanh quan trọng về nhận thức quốc tế, phát triển sự hiểu biết của sinh viên về các khía cạnh xã hội, văn hóa và chính trị của kinh doanh quốc tế, dựa trên các yêu cầu và phản hồi của các bên liên quan. Chương trình giảng dạy này được đối sánh với chương trình từ nhiều trường đại học, như Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Aston - Anh, Đại học New South Wales - Úc. Mục tiêu của chương trình Kinh doanh quốc tế là cung cấp cho sinh viên:

    - Kiến thức và kỹ năng chuyên ngành phù hợp với sự phát triển và quản lý của các tổ chức kinh doanh quốc tế, đặc biệt là trong các công ty xuất nhập khẩu;

    - Kiến thức cơ bản về khoa học, kinh tế và kinh doanh phục vụ cho việc học các bằng cấp cao hơn;

    - Kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp và kỹ năng CNTT;

    - Tiếng Anh trong công việc ở trình độ nâng cao;

    - Thái độ làm việc chuyên nghiệp;

    - Khả năng tự học.

     

    CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

    Sinh viên sau khi theo học xong chuyên ngành Ngoại thương có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp sau: 

    * Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

    - Nhân viên Nghiệp vụ XNK, Khai báo Hải quan, điều vận hang hoá, sales…

    - Chuyên viên theo dõi hợp đồng

    - Trưởng/ phó phòng Sales, thu mua

    * Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

    - Chuyên viên nghiên cứu thị trường

    - Chuyên viên hoạc định Tài chính quốc tế

    - Chuyên viên Marketing quốc tế

    - Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

    * Doanh nghiệp hỗ trợ xuất nhập khẩu

    - Nhân viên kinh doanh cước vận chuyển

    - Chuyên viên thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại

    - Nhà môi giới tàu biển

    - Chuyên viên bảo hiểm, quản lý chuỗi cung ứng

    * Cơ quan chính phủ, phi chính phủ, viện nghiên cứu

    - Chuyên gia xúc tiến thương mại

    - Nhà tư vấn quản trị KDQT

    - Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy về KDQT