Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông báo Kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2022 như sau:
1. Ngành và chỉ tiêu tuyển sinh
Ngành tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến tại Trường Đại học Kinh tế:
2. Chương trình, địa điểm, thời gian và hình thức đào tạo
- Chương trình đào tạo: Theo định hướng ứng dụng/Định hướng nghiên cứu.
- Địa điểm đào tạo:
+ Trường Đại học Kinh tế - 71 Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng.
+ Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum.
- Hình thức đào tạo: Chính quy/Vừa làm vừa học
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm đối với hình thức chính quy; 02 năm đối với hình thức vừa làm vừa học.
3. Học phí
Mức thu học phí năm học 2023-2024 có thể tăng theo lộ trình tăng học phí theo quy định của nhà nước nhưng mức tăng không quá 10% của năm 2022-2023.
4. Điều kiện dự tuyển
4.1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
a. Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (theo danh mục đính kèm); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;
b. Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c. Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
4.2. Ứng viên đáp ứng yêu cầu quy định về ngoại ngữ để dự tuyển, khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b. Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Đại học Đà Nẵng và các cơ sở giáo dục thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c. Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Thông báo này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
d. Đạt trình độ ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào bậc thạc sĩ do Trường/ĐHĐN tổ chức.
4.3. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài:
Nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
Ghi chú: Bằng đại học, bảng điểm do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và học bổ sung các học phần theo quy định của Trường Đại học Kinh tế (nếu có).
4.4. Về kết quả học bổ sung kiến thức:
Đối với các thí sinh thuộc diện phải học các học phần bổ sung (xem danh mục đính kèm), thí sinh phải hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức trước khi được xét tuyển.
5. Phương thức tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế thực hiện tuyển sinh trình độ thạc sĩ theo phương thức xét tuyển theo ngành. Trong đó, nguyên tắc xét tuyển là ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo Điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển =Điểm trung bình tích lũy toàn khóa bậc đại họctheo thang điểm 4 của ngành phù hợp không phân biệt loại hình đào tạo, phương thức đào tạo
+ Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm của học phần tốt nghiệp (khóa luận, chuyên đề, đề án). Trường hợp thí sinh không có điểm học phần tốt nghiệp, điểm trung bình tích lũy toàn khóa học của ngành phù hợp được sử dụng để thay thế học phần tốt nghiệp.
+ Trường hợp thang điểm khác với thang điểm 4 sẽ được quy đổi về thang điểm 4 như sau:
Các trường hợp thang điểm khác với thang điểm trên, việc quy đổi tương đương sang thang điểm 4 sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định.
6. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
6.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển: Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm các giấy tờ sau (Scan bản chính) sau:
a. CMND hoặc CCCD;
b. Bằng tốt nghiệp đại học (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời), bảng điểm đại học:
c. Minh chứng hợp lệ về trình độ ngoại ngữ (nếu có);
d. Các hồ sơ minh chứng khác theo quy định tại mục 4.3 (nếu có).
6.2. Đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ
Thí sinh đăng ký dự tuyển và nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến tại trang Tuyển sinh của Trường ĐHKT: http://dangkyxettuyen.due.udn.vn/vn
7. Học bổ sung kiến thức:
Thí sinh liên hệ và đăng ký trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế, Điện thoại 0236.3969088. Danh mục các ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển; các học phần bổ sung kiến thức xem tại website: http://due.udn.vn/vi-vn/tuvantuyensinh
8. Thời gian xét tuyển và nhập học:
Hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển: 30/09/2022
Nhập học: Dự kiến tháng 11/2022
Lưu ý: Đối với mỗi ngành tuyển sinh, Trường chỉ tổ chức đào tạo nếu số lượng thí sinh trúng tuyển lớn hơn hoặc bằng 10. Trường hợp thí sinh trúng tuyển vào ngành có số lượng trúng tuyển dưới 10, sẽ được phép đăng ký chuyển sang ngành đào tạo khác có điểm trúng tuyển thấp hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển ngành đã đăng ký nếu thí sinh đáp ứng được các điều kiện dự tuyển của ngành xin chuyển sang.
9. Địa chỉ liên hệ
Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế;
Số 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
Chi tiết Thông báo tuyển sinh Đợt 2 - năm 2022: xem tại đây