Những câu hỏi thường gặp
1. Năm nay (2016), Trường xét tuyển theo các tổ hợp nào?
Năm nay, Trường xét tuyển gồm 3 tổ hợp:
- Toán + Lý + Hóa (Khối A)
- Toán + Lý + Anh văn (Khối A1)
- Toán + Văn + Ngoại ngữ (Khối D1)
2. Năm 2014, ngành Quản lý Nhà nước tuyển sinh khối C, năm nay Trường tuyển sinh theo khối gì?
Năm nay, tất cả các ngành của Trường đều xét tuyển gồm 3 tổ hợp:
- Toán + Lý + Hóa (Khối A)
- Toán + Lý + Anh văn (Khối A1)
- Toán + Văn + Ngoại ngữ (Khối D1)
Như vậy, ngành Quản lý Nhà nước cũng tuyển sinh theo 3 tổ hợp trên, không tuyển theo khối C.
3. Năm 2016 Trường tuyển sinh và lấy điểm chuẩn như thế nào?
- Năm nay Nhà trường sẽ xác định điểm chuẩn theo Ngành (trường có 16 ngành thì sẽ có 16 điểm chuẩn tương ứng).
- Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh có thể đăng ký bất kỳ chuyên ngành nào thuộc ngành đã trúng tuyển để học.
Như vậy, các thí sinh nên lựa chọn 2 ngành mà mình ưu thích để đăng ký, sau khi trúng tuyển vào 1 trong 2 ngành, thí sinh có thể đăng ký để theo học bất kỳ chuyên ngành thuộc ngành đã trúng tuyển để theo học.
4. Học chương trình 2 nghĩa là gì?
- Chương trình (của ngành) mà thí sinh xét và trúng tuyển vào trường được gọi là chương trình 1.
- Chương trình 2 nghĩa là sau 1 học kỳ, sinh viên đăng ký học thêm một chuyên ngành KHÁC với ngành của chương trình 1 được gọi là chương trình 2.
- Thông thường khoảng 3.5 – 4 năm, sinh viên tốt nghiệp chương trình 1 và khoảng 1 năm sau sẽ tốt nghiệp chương trình 2.
5. Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh có quyền thay đổi ngành học không?
- Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh KHÔNG có quyền thay đổi ngành học.
- Tuy nhiên, sau khi học ở Trường ít nhất 1 học kỳ, thí sinh có thể đăng ký học chương trình 2 để học một chuyên ngành khác (không thuộc ngành đã đăng ký) với điều kiện điểm trung bình tích lũy đến thời điểm đăng ký KHÔNG thấp hơn 2.0/4.0 (tương đương với điểm 5.0/10 theo thang điểm 10).
6. Học phí của Trường là bao nhiêu?
- Chương trình ĐẠI TRÀ: 6.700.000 đồng/SV/năm.
- Chương trình CHẤT LƯỢNG CAO: 8.500.000 đồng/SV/học kỳ.
7. Chương trình đào tạo chất lượng cao là gì? (Nên đọc kỹ 7 cam kết của Trường đối với Chương trình CLC)
Là chương trình đào tạo có những khác biệt so với chương trình đại trà:
- Chương trình đào tạo tiếp cận với chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Không gian học tập, cơ sở vật chất hiện đại.
- Giáo viên tham gia giảng dạy là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ hoặc các Thạc sĩ tốt nghiệp từ các nước phát triển, kinh nghiệm, tâm huyết…
- Nhiều tài liệu học tập từ các Trường nổi tiếng trên thế giới, tiếp cận chuẩn đào tạo quốc tế.
- Mời các chuyên gia, các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có uy tín tham gia giảng dạy, báo cáo kinh nghiệm.
- Sinh viên theo học chương trình sẽ được chuyển tiếp học tập tại các Trường uy tín trên thế giới, đặc biệt là các trường ở Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Đức… , nhiều sinh viên nhận được học bổng của các Trường trên thế giới để có thể chuyển tiếp học tập trong 1-2 học kỳ hoặc 1-2 năm tại Trường liên kết.
- Nhà trường cấp học bổng cho 25% học viên chương trình đào tạo chất lượng cao với các loại học bổng đặc biệt, học bổng 100%, 50%, 25% mức học phí.
- Hỗ trợ tham quan, học tập tại các doanh nghiệp gia tăng sự trải nghiệm của sinh viên đối với chuyên môn.
- Chương trình CHẤT LƯỢNG CAO: 8.500.000 đồng/SV/học kỳ.
- Cách xét tuyển trong tuyển sinh năm nay được thực hiện như thế nào?
- Nhà trường xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Điểm xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại các cụm thi do trường đại học chủ trì.
- Số lượng môn xét tuyển là 3 môn, cụ thể các môn xét tuyển như sau:
+ Toán, Vật lí, Hóa học (Khối A).
+ Toán, Tiếng Anh, Vật lí (Khối A1).
+ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (Khối D1).
- Xét trúng tuyển theo Ngành dựa trên chỉ tiêu đào tạo của Ngành đã được công bố và điểm xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển vào Ngành được xác định như sau:
Điểm xét tuyển vào Ngành = Tổng điểm 3 môn xét tuyển (không nhân hệ số) + Điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT
- Trường sẽ không tổ chức đào tạo những ngành có số lượng đăng ký dưới 20 thí sinh, khi đó, lấy nguyện vọng liền sau (nếu có) của các thí sinh trên làm cơ sở cho việc xét tuyển vào Trường. Chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành không mở lớp sẽ chuyển sang các ngành còn lại.
- Với mỗi một ngành, sử dụng một điểm chuẩn (bằng nhau) cho tất cả các Khối thi (A, A1 và D1).
- Sau khi học xong 2 năm đầu tiên, sinh viên được lựa chọn và đăng ký theo học ở bất kỳ Chuyên ngành thuộc Ngành đã đăng ký.
- Ngoài Ngành chính được xét tuyển như trên, bắt đầu từ học kỳ 2 năm thứ 1, sinh viên được phép đăng ký học Ngành 2 và tích lũy đủ kiến thức theo Học chế tín chỉ để tốt nghiệp cả 2 ngành tại Trường Đại học Kinh tế hoặc sinh viên có thể đăng ký học chương trình 2 tại các Trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
Nguyên tắc xét:
- Bắt đầu xét từ nguyện vọng 1, nếu điểm thi cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn NV1 thì đỗ nguyện vọng 1, khi đã đỗ ở một nguyện vọng thì không xét ở những nguyện vọng sau.
- Nếu không đỗ NV1 thì sẽ tiếp tục xét nguyện vọng 2.
8. Cho em hỏi các tiết chuyên ngành 25% học bằng Tiếng Anh hay là toàn bộ ạ?
Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao, Nhà trường có kế hoạch dạy tăng cường Tiếng Anh cho sinh viên.
Trong chương trình đào tạo, Nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy khoảng 20% các môn học chuyên ngành bằng Tiếng Anh.