DHKT

Giới thiệu chung ngành Kinh tế

Chương trình đào tạo cử nhân đại học ngành Kinh tế được thành lập năm 1991 với mục đích trang bị cho người học kiến ​​thức và kỹ năng để phân tích, hoạch định, tổ chức, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình được áp dụng bằng hệ thống đào tạo tín chỉ với 133 tín chỉ, (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng) bao gồm các khối kiến thức đại cương, khối kiến thức ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Chương trình giảng dạy được thiết kế theo một lộ trình linh hoạt cho phép sinh viên tự lên kế hoạch học tập và hoàn thành chương trình từ 3,5 đến 6 năm.

Bằng Cử nhân về Kinh tế tạo ra một nền tảng vững chắc để sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức kinh tế -xã hội ở các cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực, các vùng, các địa phương (tỉnh, huyện, xã), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế; có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng về tin học, ngoại ngữ, có kiến thức và kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế hiện đại và khả năng cần thiết cho mục tiêu học tập suốt đời.

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế có kiến thức cơ bản, đồng bộ về lĩnh vực kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về kinh tế. Cụ thể chương trình được thiết kế để giúp sinh viên có được các kiến thức, kỹ năng và thái độ sau:

          - Trở thành các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực kinh tế ở tầm quốc gia, địa phương, vùng, ngành và trong các tổ chức.

          - Có đủ các kỹ năng cần thiết nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

           - Có ý thức tuân thủ chuẩn mực xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và có trách nhiệm xã hội.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

          Sinh viên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế có thể đáp ứng cho các vị trí việc làm tại các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp sau:

          - Các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội từ cấp Trung ương đến địa phương (Các Bộ, Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân, các Phòng chức năng,…)

          - Ban quản lý các chương trình, dự án phát triển, các tổ chức phát triển.

          - Các tổ chức đa phương: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức phi Chính phủ.

          - Các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực kinh tế, kinh tế tài nguyên, đầu tư kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

          - Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ:

          - Mở ra nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong môi trường kinh doanh năng động và hội nhập quốc tế.

          - Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh.

Bản đặc tả chương trình đào tạo:

Năm học 2023-2024

Năm học 2024-2025