Những câu hỏi thường gặp
1. Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế liên kết với nước nào?
Trường Đại học Kinh tế có một mạng lưới các trường đối tác công nhận chương trình đào tạo và tiếp nhận sinh viên của nhà trường học tập trong 2 hoặc 1 năm cuối.
Danh sách các trường nước ngoài nằm trong hệ thống đối tác có thể xem ở link http://due.udn.vn/vi-vn/chuongtrinhchinhquyquocte/cid/4555
Giới thiệu về University of Hull:
Là trường ĐH lâu đời thứ 14 Anh Quốc, University of Hull là trường đại học công lập định hướng nghiên cứu của nước Anh với hơn 16,000 sinh viên. Khẩu hiệu “Lampada Ferens” của Hull có nghĩa là “Mang đến ánh sáng của tri thức”. Nhà trường tự hào trong việc mang đến những ảnh hưởng toàn cầu và không ngừng thách thức tư duy nhân loại trong suốt những năm qua. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên quốc tế theo học tại Hull là 97,9% (HESA 2018). Trường xếp hạng 53 trường ĐH tốt nhất ở Anh theo The Guardian University Guide 2022.
2. Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép không?
Trước năm 2017, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của Trường Đại học Kinh tế nói riêng và 1 số trường khác đều phải xin Bộ Giáo dục Việt Nam cấp phép triển khai.
Từ năm 2017, Trường Đại học Kinh tế và hơn 10 trường Đại học lớn nhất của Việt Nam được chính phủ Việt Nam cho phép tự chủ hoàn toàn trong đó có hoạt động liên kết đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai 1 chương trình liên kết đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN vẫn phải báo cáo Đại học Đà Nẵng và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng nghĩa bằng tốt nghiệp của sinh viên chính quy quốc tế hoàn toàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận giá trị pháp lý là bằng Đại học.
3. Nếu tôi học Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế thì có lợi thế gì hơn so với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của các trường khác tại Việt Nam?
Từ khóa tuyển sinh 2019, sinh viên của Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế được phép quay trở lại học tập tại các chương trình đại học hệ chính quy tại Trường Đại học Kinh tế và do Trường Đại học Kinh tế cấp bằng trong thời hạn quy định. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của chương trình, giúp sinh viên có cơ hội tiếp tục học tập trong trường hợp không đi được nước ngoài do dịch bệnh hoặc các lý do khách quan khác.
Nếu so sánh với các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học của các trường Đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng nói chung và cả nước nói riêng thì Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế là tương đối thấp, trung bình 50 triệu đồng/ năm học (học phí từng học kỳ sẽ được tính căn cứ trên tổng số lượng tín chỉ mà sinh viên học thực tế trong học kỳ).
Ngoài ra chương trình cam kết trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm sau tốt nghiệp, từ đó nâng cao cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong môi trường toàn cầu và hội nhập quốc tế. Sinh viên của chương trình có thể tiếp tục học cao học tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.
4. Trong năm tuyển sinh 2023, ai có thể đăng ký xét tuyển vào Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế?
Trong năm tuyển sinh 2023, bất cứ thí sinh nào thỏa mãn 2 điều kiện sau đều được xét tuyển vào chương trình:
+ Tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài có tổng điểm môn Toán và 01 trong các môn Vật Lý, Hóa học, Tiếng Anh đạt 12 điểm trở lên
+ Có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 trở lên còn thời hạn trong vòng 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT)
5. Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế giảng dạy bằng ngôn ngữ gì và có những ngành đào tạo nào?
Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình hoc tại Việt Nam, sinh viên có thể lựa chọn đa dạng các ngành học vào 2 năm cuối tùy theo lựa chọn trường đối tác mà sinh viên học tập bao gồm: Kinh doanh quốc tế; Quản trị Marketing; Kế toán; Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh tổng quát; Tài chính; Marketing; Kinh doanh quốc tế).
6. Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế gồm có những môn học gì?
Các môn học của chương trình trong 2 năm đầu tại DUE gồm có:
Ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị Marketing, Quản trị Kinh doanh
|
Ngành Kế toán
|
ACC1001 Accounting Principles (3)
ECO1001 Macroeconomics (3)
FIN3006 Financial Management (3)/ ACC2002 Management Accounting (3)
HRM3001 Human Resources Management (4)
IBS2001 International Business (2)
LAW1001 General Law (4)
MAT1001 Applied Maths for Economics and Business (3)/ STA2002 Statistics for Business and Economics (3)
MGT1001 Microeconomics (3)
MGT1002 Management (3)/ MGT2002 Introduction to Business (3)
MKT3001 Marketing Principles (4)
RMD3001 Research Methodology (4)
TOU1001 Business Communication(4)/ HRM3002 Developing Management Skills
Business English (4)
IELTS Skills (16)
|
ACC1001 Accounting Principles (3)
ACC2003 Financial Accounting (4)
ACC3008 Accounting Information System (4)
ECO1001 Macroeconomics (3)
FIN2001 Financial Markets and Institutions (4)
FIN3006 Financial Management (3)/ ACC2002 Management Accounting (3)
HRM3001 Human Resources Management (4)
IBS2001 International Business (2)
MAT1001 Applied Maths for Economics and Business (3)/ STA2002 Statistics for Business and Economics (3)
MGT1001 Microeconomics (3)
MGT1002 Management (3)/ MGT2002 Introduction to Business (3)
TOU1001 Business Communication (4)/ HRM3002 Developing Management Skills (4)
Business English (4)
IELTS Skills (16)
|
Các môn học trong 2 năm sau phụ thuộc vào trường đối tác mà sinh viên chọn để học 2 năm cuối.
Tham khảo các môn học 2 năm cuối tại University of Hull: https://www.hull.ac.uk/faculties/departments/hull-university-business-school
7. Thí sinh đăng ký xét tuyển Chương trình Cử nhân chính quy bằng cách nào?
Thí sinh đăng ký tại link sau: http://dangkyxettuyen.due.udn.vn/ trong thời gian từ ngày 15.4.2023 đến 31.5.2023.
8. Việc xét tuyển hồ sơ của thí sinh được tính điểm từ cao xuống thấp hay ưu tiên ai nộp trước thì trúng tuyển trước?
Đối với Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế thì Trường xét theo thứ tự ưu tiên về năng lực tiếng Anh (chứng chỉ IELTS/TOEFL iBT).
9. Nếu nhập học muộn sau ngày ghi trên giấy báo trúng tuyển có được chấp nhận không?
Thông thường thí sinh cần làm thủ tục nhập học trong vòng 2 tuần kể từ ngày phát hành giấy báo trúng tuyển. Nếu thí sinh nhập học chậm hơn ngày được ghi trên giấy báo trúng tuyển thì cần gọi điện đến Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế: 0236 3950110/0236 3950227 để đề nghị nhập học muộn.
Trong trường hợp nhập học muộn nhưng không gọi điện trước thì vẫn có thể nhập học nếu thời điểm nhập học vẫn còn chỉ tiêu của ngành mà thí sinh đã trúng tuyển.
10. Việc đăng ký xét tuyển Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế có ảnh hưởng gì đến việc đăng ký nguyện vọng các chương trình chính quy khác?
Trong kỳ tuyển sinh 2023, việc xét tuyển vào chương trình Cử nhân chính quy quốc tế được thực hiện trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển bằng kết quả thi THPT vào các chương trình hệ chính quy khác của Trường ĐHKT. Do đó nếu thí sinh không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học vào Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế thì vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng kết quả thi THPT vào các chương trình khác của Trường ĐHKT.
11. Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của Trường Đại học Kinh tế được tổ chức đào tạo như thế nào?
Chương trình được thiết kế như sau:
Trong 2 năm đầu: Sinh viên học 60 tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế trong 2 năm đầu, với đội ngũ giảng dạy là các giảng viên nước ngoài và các giảng viên DUE có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy.
Năm 3 và 4: Sinh viên được chuyển tiếp sang các trường đối tác học tiếp 2 năm để nhận bằng cử nhân. Mỗi trường đối tác có quy định khác nhau về điều kiện học lực và ngoại ngữ để được chuyển tiếp.
Ví dụ: Đối với University of Hull (UK) thì sinh viên phải hoàn Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế tại DUE với điểm trung bình chung học tập tối thiểu 2.8/4.0 (đối với hình thức chuyển tiếp 2+2) và tối thiểu 3.0/4.0 (đối với hình thức chuyển tiếp 3+1); có chứng chỉ IELTS đạt 6.0 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 5.5).
12. Yêu cầu mức độ ngoại ngữ đầu vào và trong quá trình học tập của thí sinh như thế nào?
Thí sinh đã đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 (TOEFl iBT 46) trở lên sẽ được xét tuyển vào Chương trình cử nhân chính quy quốc tế.
Các trường đối tác có thể quy định các ngưỡng năng lực tiếng Anh khác nhau để sinh viên có thể tiếp tục học 2 năm cuối ở nước ngoài.
Ví dụ: Đối với University of Hull (UK), sinh viên phải có chứng chỉ IELTS đạt 6.0 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 5.5).
13. Sinh viên Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế có thể ở ký túc xá của trường không?
Sinh viên của Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế hoàn toàn có thể ở ký túc xá ở trong khuôn viên nhà trường. Sinh viên có nhu cầu liên hệ ban quản lý ký túc xá để đăng ký khi nhập học vào học kỳ đầu tiên.
14. Học phí nộp làm mấy lần và mức thu cụ thể cho năm 2023-2024 như thế nào?
Sinh viên sẽ đóng học phí theo từng học kỳ. Ngoài học phí đã được công bố là 50 triệu đồng/năm học trong năm học 2023-2024, sinh viên cần nộp các khoản lệ phí khác tương tự như một sinh viên bình thường, dự kiến bao gồm:
- Phí khám sức khỏe khi nhập học;
- Phí bảo hiểm y tế (bắt buộc cho đến tháng 12/2023). Sinh viên không phải nộp khoản này nếu đã nộp bảo hiểm y tế đến tháng 12/2023;
- Bảo hiểm thân thể (tự nguyện).
15. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập có tốt không?
Tất cả các phòng học dành riêng cho các Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế của trường Đại học Kinh tế đều có điều hòa, máy chiếu hoặc smart tivi với các lớp học quy mô nhỏ. Tùy theo chuyên ngành, sinh viên còn được sử dụng hệ thống các phòng thực hành được trang bị hiện đại: phòng thực hành marketing, phòng thực hành kế toán v.v. Ngoài ra, sinh viên được hưởng mọi quyền lợi của một sinh viên Trường Đại học Kinh tế như sử dụng thư viện, sân chơi thể thao, hệ thống cảnh quan.....
16. Việc thi cử của sinh viên diễn ra như thế nào?
Việc thi, kiểm tra, đánh giá của Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế trong thời gian học tập tại DUE tuân theo quy chế đào tạo tín chỉ và quy định chung của nhà trường về công tác thi, kiểm tra đánh giá. Cụ thể hơn, mỗi học phần sẽ có 3 cột điểm đánh giá trong đó có kỳ thi kết thúc học phần. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tự luận, làm bài tập tại nhà ….Các sinh viên bị điểm F đối với học phần nào thì phải học lại học phần đó, ngoài ra sinh viên cũng có thể chọn học lại các học phần đạt điểm D để cải thiện điểm. Lệ phí học lại tuân theo quy định của Trường Đại học Kinh tế. Việc bố trí học lại môn đó có thể học ghép cùng khóa sau hoặc nhà trường sẽ tổ chức riêng.
17. Sinh viên có thể học tiếp lên cao học ở đâu sau tốt nghiệp đại học?
Hoàn thành 4 năm học của Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế, sinh viên sẽ được các trường đối tác cấp bằng cử nhân. Các văn bằng này có giá trị trên toàn thế giới nên sinh viên hoàn toàn có thể học thạc sĩ tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
18. Sinh viên Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế có được tham gia các hoạt động ngoại khóa bình thường không?
Sinh viên Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của 1 đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Trường Đại học Kinh tế, được tham gia các hoạt động câu lạc bộ đội nhóm hiện có ở nhà trường. Thông tin về các hoạt động. Tham khảo thêm các hoạt động khác của Đoàn Thanh niên CS HCM Trường Đại học Kinh tế tại http://due.udn.vn/vi-vn/thanhnien
19. Để được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp là bằng Đại học, sinh viên cần thực hiện thủ tục gì?
Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nhu cầu của người học hoặc đơn vị tuyển dụng, đào tạo, người học có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm Công nhận văn bằng trực thuộc Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo để yêu cầu công nhận văn bằng.
01 bộ hồ sơ gồm có
1. Đơn đề nghị công nhận văn bằng (theo mẫu)
2. Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt văn bằng Đại học
3. Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt bảng điểm;
4. Một (01) bản dịch công chứng chứng chỉ ngoại ngữ tương đương IELTS 6.0
5. Bản sao hộ chiếu (gồm các trang trừ trang trắng);
6. Giấy xác nhận hoặc công văn xác nhận theo học và hoàn thành chương trình Cử nhân quốc tế do Trường Đại học Kinh tế cấp.
Thông tin chi tiết tham khao thêm tại https://naric.edu.vn/
20. Học phí và sinh hoạt phí cho các năm học của chương trình là bao nhiêu?
Tổng kinh phí dự kiến của chương trình (tính theo VNĐ)
Năm
|
Học phí thực đóng
|
Chi phí sinh hoạt
|
Bảo hiểm
|
Tài liệu học tập (học vien tự chi trả dự kiến)
|
Chi phí khác
|
Tổng
|
Năm 1
|
50.000.000
|
|
500.000
|
5.000.000
|
|
55.500.000
|
Năm 2
|
50.000.000
|
|
500.000
|
5.000.000
|
|
55.500.000
|
Năm 3&4
|
Tùy theo quy định của từng trường đối tác
|
|
21. Sau 2 năm học tập tại Trường ĐHKT, nếu sinh viên chương trình vẫn không đủ điều kiện để chuyển tiếp sang nước ngoài, hoặc bị từ chối visa thì như thế nào?
Trường hợp 1 - Nếu sinh viên có nguyện vọng chuyển tiếp đi học cử nhân ở một nước khác so với nước mà sinh viên không đủ điều kiện chuyển tiếp hoặc bị từ chối visa:
Nhà trường sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ sinh viên nộp hồ sơ chuyển tiếp sang các trường đại học khác ở Anh, Úc, Mỹ nằm trong mạng lưới đối tác của nhà trường. Tham khảo thêm mạng lưới đối tác của trường tại đây: http://due.udn.vn/vi-vn/chuongtrinhchinhquyquocte/cid/4555
Trường hợp 2 - Nếu sinh viên không có nguyện vọng chuyển tiếp đi một nước khác:
+ Trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày có quyết định trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế, sinh viên có thể đề nghị được trở lại học tập tại các chương trình chính quy khác của Trường Kinh tế, với điều kiện ngành học đăng ký có điều kiện xét tuyển tương đương hoặc cao hơn so với điều kiện xét tuyển vào Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế.
+ Quá thời hạn 48 tháng kể từ ngày có quyết định trúng tuyển vào Chương trình Cử nhân chính quy quốc tế, nếu sinh viên không thể chuyển tiếp (vì bất kỳ lý do gì) sẽ bị buộc thôi học tại chương trình.