DHKT

  • Giới thiệu chung

    Ngành Luật Kinh tế, chuyên ngành Luật Kinh doanh được xây dựng và đào tại tại khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng từ năm 2010. Đây là ngành học trang bị cho người học kiến ​​thức và kỹ năng để trở thành các chuyên gia pháp lý giỏi trong lĩnh vực kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

    Chuyên ngành Luật Kinh doanh là một trong những ngành học được người học lựa chọn hàng đầu.

    Điều này xuất phát từ những lý do:

    1. Cơ hội việc làm rộng mở

    Với môi trường làm việc rộng mở, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm, bao gồm:

    - Làm việc ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam với vị trí Pháp chế doanh nghiệp; nhân viên hành chính doanh nghiệp; quản trị nhân lực; kiểm soát viên, Giám đốc/Tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị; nhân viên ngân hàng; quản tài viên; đấu giá viên.

    - Trở thành Luật sư, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trọng tài viên và các chuyên viên làm việc tại các Trung tâm trọng tài…

    - Làm việc ở các cơ quan nhà nước, các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương

    - Cán bộ, công chức của cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội

    - Làm việc ở các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, phi lợi nhuận.

    - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các cơ sở nghiên cứu. Có thể tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

    Tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh doanh đồng thời mở ra cơ hội cho các sinh viên nâng cao trình độ sau đại học thông qua việc học Cao học, Nghiên cứu sinh. Các em cũng có cơ hội tham gia các lớp bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ các chức danh tư pháp như thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và các lớp bồi dưỡng bổ trợ tư pháp để trở thành Công chứng viên, Luật sư, Đấu giá viên, Giám định viên tư pháp…

    2. Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai

            Học ngành Luật Kinh tế, chuyên ngành Luật Kinh doanh người học xây dựng được nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng văn hóa kinh doanh, thiết lập sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp, qua đó thăng tiến trong sự nghiệp. Đặc biệt, ngành học sẽ trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý... giúp các em đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.

             Với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật trong kinh doanh và am hiểu về các kiến thức pháp luật liên ngành cũng như thực tiễn pháp lý; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như kỹ năng giải quyết tranh chấp sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các em đạt được những vị trí quan trọng và phát triển mạnh mẽ nghề nghiệp trong tương lai.

              3. Đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm

              Học tập ở khoa Luật của trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng các em sẽ có môi trường rộng mở, thân thiện và đội ngũ các thầy cô giáo tài năng, tâm huyết, giúp các em nâng cánh những ước mơ của mình. Hiện nay, đội ngũ Giảng viên của Khoa có 20 Giảng viên, trong đó có 4 Tiến sĩ và 16 Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh. Các thầy cô giáo không chỉ giảng dạy kiến thức pháp luật thông qua các tình huống thực tiễn mà còn hướng dẫn các em tham gia nghiên cứu khoa học và trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa, các buổi tranh biện, phiên tòa giả định. Các chuyên gia Luật ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ kết nối và tham gia giảng dạy, qua đó gắn kết các em với đời sống xã hội.

      Không những thế, học tại khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng các em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động của Liên chi Đoàn Khoa, đặc biệt các cuộc thi Tranh biện (Power of words) và cuộc thi tranh tụng thương mại (DUE Arbitration Moot), phiên tòa mô phỏng phiên họp Liên hợp quốc (DUE MUN) về vấn đề di cư do nội chiến, đã tạo nhiều dấu ấn cho sinh viên trong toàn trường nói riêng, và sinh viên các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn nói chung. Hằng năm, đội thi đại diện Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế đã tham gia Cuộc thi Phiên tòa giả định cấp quốc gia VMoot; Cuộc thi Phiên tòa giả định về luật đầu tư quốc tế (FDI Moot) do Hội Luật quốc tế tổ chức tạo cơ hội cho các em phát huy năng lực hoạt động thực tiễn, thử tài ở các sân chơi mang tầm quốc gia và quốc tế./.

                4. Mục tiêu đào tạo

              Ngành Luật kinh tế hướng đến việc đào tạo và cung ứng cho xã hội những chuyên gia pháp lý, những cử nhân Luật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; được trang bị một cách có hệ thống kiến thức về pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; có kiến thức pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh; có năng lực hoạt động thực tiễn và kỹ năng vận dụng pháp luật vào việc xử lý các tình huống thực tiễn một cách hiệu quả; có kỹ năng mềm và năng lực ngoại ngữ, tin học nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật. Với nền tảng đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Kinh doanh chuyên nghiệp, người học sẽ có năng lực học tập suốt đời.

    Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế K46: 

    Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế K47,K48, K49: