DHKT

  • Đặc tả chương trình chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội

    1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

    Chương trình cử nhân ngành Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và pháp luật để phát triển hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội; kiến thức chuyên sâu về thu thập dữ liệu, quản trị dữ liệu, phân tích, trực quan và diễn giải kết quả hỗ trợ ra quyết định trong hệ thống thống kê nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

    Cử nhân Thống kê Kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội thành thạo công cụ thống kê và công nghệ thông tin, thiết kế hệ thống chỉ tiêu phân tích, thực hiện thu thập, quản trị dữ liệu và tiền xử lý dữ liệu, phân tích, trực quan, và diễn giải kết quả phân tích; có kỹ năng làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình và truyền thông kết quả.

    Cử nhân Thống kê kinh tế, chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội có đạo đức, trung thực, đảm bảo tự chủ và trách nhiệm, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc và sức khỏe tốt đảm bảo năng lực học tập suốt đời.

    2. CHUẨN ĐẦU RA

    Sinh viên chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội khi tốt nghiệp có các năng lực sau:

    Ký hiệu

    Mô tả

    PLO1

    Áp dụng kiến thức khoa học nền tảng về kinh tế, quản lý và pháp luật vào thu thập, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phục vụ ra quyết định

    PLO2

    Ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập, tổ chức lưu trữ và phân tích dữ liệu

    PLO3

    Thiết kế các phương án thu thập và quản trị dữ liệu

    PLO4

    Thiết kế các phương án phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích

    PLO5

    Vận dụng các phương pháp thống kê để chuyển đổi, tích hợp, trực quan, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích

    PLO6

    Có năng lực điều hành, phân công, đánh giá, phát triển và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác

    PLO7

    Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để làm việc trong môi trường toàn cầu hóa

    PLO8

    Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm phân tích dữ liệu và các công cụ thống kê để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

    PLO9

    Tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội

    3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

    Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau:

    - Chuyên viên hay chuyên gia trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê nhà nước từ trung ương đến địa phương;

    - Chuyên viên hay chuyên gia thống kê, phân tích dữ liệu trong cơ quan quản lý nhà nước, các dự án và tổ chức phi chính phủ;

    - Chuyên viên hay chuyên gia thống kê, phân tích dữ liệu trong các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;

    - Nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức tư vấn nghiên cứu thị trường;

    Ngoài ra, cử nhân chuyên ngành Thống kê -Xã hội học có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy thống kê, phân tích dữ liệu ở các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

    .

    4. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

    Đáp ứng năng lực phân tích dữ liệu, chương trình trang bị cho sinh viên chuyên ngành Thống kê Kinh tế - Xã hội những khối kiến thức như sau

    Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội, về kinh tế, quản lý và những kỹ năng chung cơ bản, là tiền đề cho các học phần của khối ngành, ngành và chuyên ngành trong khung chương trình đào tạo về sau, đồng thời, cũng là tiền đề cho việc học tập nâng cao trình độ cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.

    TT

    Khối kiến thức

    Số tín chỉ

    Tổng cộng

    Trong đó:

    Bắt buộc

    Tự chọn

    1

    Khối kiến thức đại cương

    46

    46

    -

    2

    Khối kiến thức khối ngành

    30

    30

    -

    3

    Khối kiến thức ngành và chuyên ngành

    58

    44

    14

    3.1

    Khối kiến thức chung của ngành

    21

    15

    6

    3.2

    Khối kiến thức chuyên ngành

    27

    19

    8

    3.3

    Thực tập cuối khóa

    10

    10

    -

    Tổng

    134

    120

    14

    - Khối kiến thức đại cương:

    - Khối kiến thức khối ngành: Giúp bổ sung kiến thức và kỹ năng chung cơ bản của khối ngành Thống kê, về kinh tế, kế toán, tài chính, xác suất và thống kê toán, cơ sở dữ liệu… là tiền đề cho các học phần của ngành và chuyên ngành trong chương trình đào tạo về sau.

    -Khối kiến thức ngành: giúp bổ sung kiến thức và kỹ năng liên quan đến thiết kế các phương án thu thập, tổ chức và quản trị dữ liệu, các phương pháp thống kê chuyên sâu.

    -Khối kiến thức chuyên ngành: hỗ trợ sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp trong thiết kế các phương án phân tích dữ liệu và trực quan, vận dụng các phương pháp thống kê để chuyển đổi, tích hợp, trực quan, phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích.

    5. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

    5.1. Hoạt động ngoại khóa liên quan tới học phần

    Hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hành vi, thái độ của sinh viên.

    - Đi tham quan thực tiễn tại các cơ quan tổ chức thuộc hệ thống thống kê nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các sở ban ngành.

    - Mời chuyên gia ngoài trường báo cáo các chuyên đề thống kê, triển vọng và xu hướng phát triển nghề nghiệp của ngành thống kê.

    - Đăng ký sinh viên tham dự các hội thảo liên quan đến lĩnh vực thống kê, kinh tế và các lĩnh vực có liên quan được tổ chức trong và ngoài trường.

    - Khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tổ chức sinh hoạt học thuật chuyên môn: Sinh viên các khóa học với nhau, sinh viên với giảng viên, sinh viên với cơ quan nghiên cứu bên ngoài.

    - Phối hợp với cơ quan thực tế thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về thống kê: Điều tra thống kê, tổ chức dữ liệu thống kê, lập các báo cáo thống kê,...

    - Đào tạo kỹ năng: Phối hợp cùng các công ty đào tạo kỹ năng trên địa bàn Đà Nẵng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng mềm: Phát triển bản thân, chuẩn bị hồ sơ xin việc và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc, lựa chọn trang phục cho các sự kiện, làm việc nhóm, hoạt động từ thiện hướng đến cộng đồng,...

    Kết thúc các buổi ngoại khóa, sinh viên được làm bài thu hoạch nhằm đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động.

    5.2. Các hoạt động ngoại khoá khác

    Bên cạnh chương trình giảng dạy, bộ môn, khoa tổ chức cho sinh viên nhiều các hoạt ngoại khóa khác như sau: Các hoạt động được tổ chức bởi các câu lạc bộ của khoa, trường, Liên Chi đoàn Khoa như lễ đón tân sinh viên năm nhất, các chuyến đi tình nguyện, thi khiêu vũ; Hội thảo với các doanh nghiệp và cựu sinh viên.