• Cách thức gửi bài

    QUY ĐỊNH HÌNH THỨC BÀI VIẾT ĐĂNG KỶ YẾU HTKH QUỐC GIA

     

    Trang 1: Giới thiệu thông tin

    - Ngày gửi bài

    - Tên tác giả

    - Học hàm/học vị

    - Tổ chức công tác

    - Thông tin liên lạc: Địa chỉ, email, điện thoại

    - Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả

    - Tên bài viết

    - Chủ đề (Chọn 1 trong các chủ đề của hội thảo)

    - Lĩnh vực nghiên cứu của bài viết

    - Số từ của bài viết.

     

    Từ trang 2 (nội dung bài viết):

    - Tên bài viết: Tên bài viết có độ dài 10 đến 15 từ, phản ánh trực diện nội dung của bài viết. Tên bài viết phải viết chữ in hoa, chữ đậm, căn giữa trang, ví dụ:

    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ TRONG THỰC TIỄN

    - Tóm tắt: Phần tóm tắt phải viết ngắn gọn thành một đoạn văn (từ 150 đến 200 từ), phản ánh khái quát những nội dung chính trong bài viết và thể hiện rõ những kết quả, đóng góp, điểm mới của bài viết.

    - Từ khóa: Tác giả cần đưa ra 3 đến 5 từ khóa của bài viết theo thứ tự alphabet và thể hiện đặc trưng cho chủ đề của bài viết.

    *Lưu ý: Các bài viết gửi tham dự Hội thảo sẽ không được chấp nhận nếu thiếu phần tên bài và nội dung tóm tắt (bao gồm cả từ khóa).

     

    Kết cấu bài viết (cần đảm bảo 5 phần chính):

    1.   Giới thiệu hoặc đặt vấn đề cần thể hiện: (i) Lý do thực hiện nghiên cứu này và tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu; (ii) Xác định vấn đề nghiên cứu; (iii) Nội dung chính mà bài viết sẽ tập trung giải quyết.

    2.   Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (Literature review, Theoretical framework and Methods): (i) Trình bày rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan; (ii) Khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài viết; (iii) Tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng, hoặc cả hai tùy theo cách tiếp cận mà mình lựa chọn, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cũng như các phương pháp thu thập dữ liệu (nếu có).

    3.   Kết quả và thảo luận: (i) Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện mới; (ii) Rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó.

    4.   Kết luận hoặc (và) khuyến nghị giải pháp: Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, các bài viết cần có kết luận và đưa ra giải pháp hay khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và/hoặc các nhà hoạch định chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu.

    5.   Tài liệu tham khảo: Tác giả chỉ liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong bài viết. Các hình thức trích dẫn và trình bày danh mục tài liệu tham khảo dược quy định cụ thể tại mục 4 (Kỹ thuật trình bày).


    Hình thức trình bày:

    1.   Bài viết bằng tiếng Việt, dài từ 8-15 trang A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, căn lề 2.5cm.

    2.   Đánh số đề mục: Trong phần nội dung chính của bài viết, các đề mục lớn phải là chữ đậm, canh trái và được đánh số liên tục theo chữ số A-rập. Các tiểu mục cấp 1 (ví dụ: 2.1) là chữ đậm, in nghiêng, và các tiểu mục cấp 2 (ví dụ: 2.1.1) là chữ in nghiêng không in đậm.

    3.   Trình bày bảng biểu, hình vẽ: Các bảng dữ liệu trình bày trong bài viết được ghi thống nhất là Bảng. Các bảng dữ liệu phải là định dạng bảng trong phần mềm Microsoft Word. Các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ trong bài được ghi thống nhất là Hình. Các bảng và hình trong bài viết phải được đánh số riêng biệt và theo thứ tự liên tục bằng chữ số A-rập, số thứ tự được đặt sau từ “Bảng” hoặc “Hình” (ví dụ: Bảng 1, Bảng 2, Hình 1, Hình 2). Mỗi bảng/hình cần phải có tên tương ứng mô tả chính xác nội dung của bảng/hình. Số thứ tự và tên bảng/hình được đặt ở vị trí phía trên cùng của bảng/hình đó theo phương chiều ngang, chữ in đậm. Các bảng/hình trong bài viết phải được trích dẫn nguồn. Nguồn được đặt dưới cùng của bảng/hình, chữ trình bày in nghiêng không in đậm. Các ghi chú cũng cần được đưa vào để giải thích thêm cho bảng/hình trong trường hợp cần thiết.

    4.   Quy định trình bày trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo: Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: Trích dẫn trong bài và danh mục tài liệu tham khảo. Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau: Họ tên tác giả/tổ chức; Năm xuất bản tài liệu; Trang tài liệu trích dẫn. Có 2 dạng trích dẫn:

    Một là, trích dẫn nguyên văn là sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép và bắt buộc phải ghi cả số trang của nguồn trích, ví dụ: Lê Xuân Bá (2010, 10). Hai là, trích dẫn diễn giải là diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang, ví dụ: Lê Xuân Bá (2010) hoặc (Lê Xuân Bá, 2010).

    Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối cùng bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết nhất thiết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Tên tác giả được trình bày như sau:

    - Tên tác giả người Việt được viết đầy đủ cả họ và tên. Ví dụ: Lê Xuân Bá (2010).

    - Tên tác giả người nước ngoài chỉ cần viết họ. Ví dụ: Tarp (2009).

    - Trường hợp có hai tác giả thì viết tên cả hai theo quy chuẩn trên, giữa hai tên dùng ký hiệu “&”. Ví dụ: Lê Xuân Bá & Tarp (2011), hoặc Tarp & Abbott (2015).

    Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả. Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, số…, tập phát hành, trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí. Ví dụ:

    Abbott, P., Bentzen, J. & Tarp, F. (2009), “Trade and development: Lessons from Vietnam’s past trade agreements”, World Development, 37(2), 341-353.

Khách thăm: 697

Thành viên: 136

Tổng: 833

Membership: Latest: Past 24 Hours: Prev. 24 Hours: Overall:
People Online
Visitors
Members
Total