DHKT

Phát triển nhanh và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và các địa phương của Việt Nam

18/10/2018

Sáng ngày 18/10, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển nhanh và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế & các địa phương của Việt Nam””. Hội thảo thuộc Đề tài cấp Nhà nước mã số KX04/16-20 do PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật làm chủ nhiệm đề tài.

Đến tham dự tọa đàm có PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Chủ nhiệm đề tài, đại diện lãnh đạo các Nhà khoa học đến từ Viện Khoa học xã hội Vùng Trung Bộ, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). Về phía Trường Đại học Kinh tế có sự hiện diện của PGS.TS. Đào Hữu Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm và đông đảo sinh viên Nhà trường.


PGS.TS. Đào Hữu Hòa phát biểu chào mừng các nhà khoa học đến tham dự hội thảo

Phát biểu chào mừng các nhà khoa học đến tham dự Hội thảo, PGS.TS. Đào Hữu Hòa nhấn mạnh Hội thảo sẽ tạo dựng liên kết để xây dựng mạng lưới nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong cả nước với các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách tại khu vực Miền Trung. Đồng thời, Trường Đại học Kinh tế luôn mong muốn mở rộng mối quan hệ kết nối với các đối tác tại địa phương và trong cả nước, với mục đích góp phần cho sự thịnh vượng quốc gia và một cộng đồng khoa học có trách nhiệm và năng lực.


PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước mã số KX 04/16-20

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm đề tài – PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng đã gởi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế  đã cùng phối hợp tổ chức thành công tọa đàm, làm cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước mã số KX04/16-20. Hội thảo là diễn đàn nhằm tập hợp những ý kiến, tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý về Phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam, qua đó đánh giá thực trạng phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới và gợi ý những chính sách mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.


Đã có 39 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên các trường đại học gởi về Hội thảo. Ban tổ chức đã lựa chọn 33 bài tham luận phù hợp với chủ đề và đảm bảo về nội dung khoa học để đăng ký trong Kỷ yếu Hội thảo. Các bài viết tham gia Hội thảo đều là những nghiên cứu có chất lượng, là những tư liệu khoa học quý giá để tham khảo, góp phần hoạch định chính sách phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam.


Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững ở một số nước Châu Á" của PGS.TS. Nguyễn Trí Hải

Hội thảo tập trung thảo luận về các chủ đề

Kinh nghiệm của những quốc gia thành công hoặc không thành công trong việc phát triển nhanh và bền vững và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam;

Phân tích, đánh giá thành công và hạn chế trong việc phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam;

So sánh, đánh giá kinh nghiệm thành công của thế giới có thể vận dụng vào Việt Nam để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế;

Phân tích, đánh giá thành công và hạn chế tròng việc phát triển nhanh và bền vững của cả nước, của các vùng, địa phương tại Việt Nam;

Kinh nghiệm của các địa phương trong nước về phát triển nhanh và bền vững có thể mở rộng và áp dụng tại các địa phương khác tại Việt Nam;

Dự báo tình hình và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới cho phát triển nhanh và bền vững của VIệt Nam;

Những giải pháp cụ thể về cơ chế, điều kiện và nội dung chính sách phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay.


PGS.TS. Nguyễn Văn Luân tham gia hội thảo với tham luận Phát triển kinh tế bền vững của VIệt Nam giai đoạn 2021 - 2030


ThS. Ông Nguyên Chương trình bày tham luận "Thực trạng và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển nhanh và bền vững vùng Trung bộ"

Trong phiên toàn thể, các nhà khoa học trình bày 3 tham luận: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững ở một số nước Châu Á (PGS.TS. Nguyễn Chí Hải – Trường Đại học Kinh tế - Luâtj), Phát triển kinh tế bền vững của VIệt Nam giai đoạn 2021 - 2030 (PGS.TS. Nguyễn Văn Luân – Trường Đại học Kinh tế - Luật), Thực trạng và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển nhanh và bền vững vùng Trung bộ (ThS. Ông Nguyên Chương – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng).

 

 

Các nhà khoa học đóng góp ý kiến tại hội thảo

Tại phiên thảo luận, hội thảo đã lắng nghe những đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia về phát triển nhanh và bền vững của thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó là những ý kiến đóng góp về thay đổi cơ chế, chính sách để Việt Nam có thể áp dụng phát triển nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Kỷ yếu Hội thảo: Tại đây

Trung tâm CNTT & TT