DHKT

Danh mục các bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Kinh tế Vol 7(02) 2019

09/09/2021

[1] Sự phát triển của thị trường chứng khoán và tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam

Securities market development and the investment growth of Vietnamese firms

Tác giả: Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Bằng các phương pháp ước lượng phù hợp với bộ dữ liệu bảng không cân bằng gồm 577 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2000-2015, nghiên cứu này rút ra một số kết luận chính. Thứ nhất, sự phát triển của thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy tăng trưởng đầu tư của các doanh nghiệp. Thứ hai, khi phân tích sâu các khía cạnh phát triển của thị trường chứng khoán, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố chính qua đó thị trường chứng khoán tác động tích cực đến tăng trưởng đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Từ khóa: Đầu tư doanh nghiệp; thị trường chứng khoán; Việt Nam.

Abstract

This paper investigates the effect of securities market development on the investment growth of 577 Vietnamese listed firms over the period 2000-2015. Using the econometric methods for unbalanced dataset, the study documents two key findings. First, securities market development may encourage the investment growth of Vietnamese firms. Second, when taking in-depth analyses in the aspects of securities market, the study highlights the efficiency of securities market is one of the main factors that associate positively firms’ long-term investment.

Keywords: Firm investment; securities market; Vietnam.

 

[2] Cấu trúc kỳ hạn nợ, các mâu thuẫn đại diện và sự đa dạng kỹ năng xã hội và tình cảm của các công ty gia đình

The debt maturity structure, agency conflicts and socioemotional wealth of family firms

Tác giả: Lê Thị Lanh, Ngô Văn Toàn

 

Tóm tắt

Nhằm nghiên cứu tác động của đại diện đặc biệt, các đặc điểm kỹ năng xã hội và tình cảm của công ty gia đình đối với lựa chọn kỳ hạn nợ,nghiên cứu này tiến hành xem xét các quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, cổ đông lớn và cổ đông thiểu số, cổ đông chi phối gia đình và người bên ngoài gia đình, chủ sở hữu và chủ nợ. Phân tích cho thấy khuynh hướng công ty gia đình sử dụng nợ dài hạn phụ thuộc vào thế hệ lãnh đạo tiếp theo, cổ đông chi phối gia đình, động cơ chiếm hữu các cổ đông thiểu số, người bên ngoài gia đình và sự đa dạng kỹ năng xã hội và tình cảm. Tác động của yếu tố vĩ mô kết hợp với các đặc điểm thuộc về công ty liên quan đến các mâu thuẫn đại diện và sự đa dạng kỹ năng xã hội và tình cảm về quyết định nợ của các công ty gia đình so với quyết định của công ty phi gia đình. Do tầm quan trọng của việc đại diện và hoạt động rộng rãi của các công ty gia đình, các kết quả thực nghiệm có thể giúp chính phủ thông qua các chính sách cụ thể để hỗ trợ tốt cho công ty gia đình về khía cạnh kinh tế và phi kinh tế.

Từ khóa: Các công ty gia đình; Các công ty phi gia đình; Các mâu thuẫn đại diện; Sự đa dạng kỹ năng xã hội và tình cảm; Kỳ hạn nợ.

Abstract

This study aims to the impact of the distinctive agency and socioemotional features of family firms on their debt maturity choices using a literature analysis of this topic, still substantially unexplored. Therefore, this study examines the relationships between owners and managers, major shareholders and minority shareholders, shareholders controlling the family and outsiders, owners and creditors. The analysis shows that the tendency of family companies using long-term debt depends on the generation of family business leaders, controlling shareholders, motivations for minority shareholders, outsiders and family involvement in the company. The impacts of macro factors, combined with the company's unique characteristics, are related to representative contradictions and family involvement in the firm, family debt decisions, compared to the decision of the non-family company. Due to the importance of widespread presences and widespread activities of family companies, empirical results can help governments adopt specific policies to better support family companies in terms of economic and non-economic aspects.

Keywords: Family firms; Non-family firms; Agency conflicts; Socioemotional wealth; Debt maturity.


[3] Các nhân tử và chỉ số liên kết của nền kinh tế Việt Nam

Multipliers and indices of linkages of the vietnamese economy

Tác giả: Nguyễn Mạnh Toàn, Ông Nguyên Chương, Nguyễn Thị Hương

 

Tóm tắt

Bài báo áp dụng mô hình cân đối liên ngành mở rộng để đo lường, phân tích sự tác động của một ngành kinh tế đến sản lượng, thu nhập trong ngành đó cũng như đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Sử dụng bảng I/O năm 2012 và 2016 của Việt Nam và các số liệu liên quan khác để xác định các nhân tử sản lượng, thu nhập và các chỉ số liên kết của 21 ngành kinh tế trong mối tương quan cơ cấu kinh tế ngành. Kết quả cho thấy các ngành Sản xuất các sản phẩm hóa chất; Sản xuất và chế biến kim loại và các sản phẩm kim loại; Sản xuất thiết bị, máy móc vẫn duy trì là những ngành có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn nhất đối với sản lượng quốc gia. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy mức độ lan tỏa của các ngành kinh tế đó.

Từ khóa: Mô hình cân đối liên ngành; nhân tử sản lượng; nhân tử thu nhập; liên kết ngược; liên kết xuôi.

Abstract

This paper applies the theoretical approach of multipliers and indices of linkages using the extended input-output model. Based on Vietnam Input-Output Table 2012 and 2016 and other relevant data, the study examines how each of 21 sectors affects the economy in terms of output, income and sectoral structures. The analysis results demonstrate that the Chemicals, Manufacture of basic metals, Machinery and equipment sectors have the greatest impact on national output. Therefore, the paper suggests several policy implications on enhancing the dispersion of the key economic sectors in Vietnam.

Keywords: Input-output Model; output multiplier; income multiplier; backward linkage; forward linkage.


[4] Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017

Impacts of free trade agreements (FTA) on flows of foreign direct investment (FDI) in Vietnam for the period 2005 – 2017

Tác giả: Hoàng Thanh Hiền, Huỳnh Thị Diệu Linh

 

Tóm tắt

Sau công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA). FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi các nghiên cứu hiện nay về tác động của FTA chủ yếu tập trung vào thương mại song phương giữa các thành viên, bài viết này nhằm đánh giá tác động của FTA lên việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Bài viết sử dụng số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 2005 – 2017 từ 24 quốc gia vào Việt Nam và áp dụng knowledge-capital model trong việc đánh giá tác động của FTA.

Từ khóa: FTA, FDI, knowledge-capital model, Việt Nam.

Abstract

Since the economic reform in 1986, Vietnam has signed many free trade agreements (FTAs). The first FTA is AFTA that was signed in 1996, just one year after Vietnam joined ASEAN, which is currently named ASEAN Economic Community (AEC). In 2007, Vietnam formally became a member of the World Trade Organisation (WTO) and began advocating for global intergration. Existing studies on effects of FTA in Vietnam mainly analysed bilateral trade between members. Our study thus fill a gap in the existing literature by investigating the effects of FTAs on inward FDI into Vietnam. Specifically, we apply knowledge-capital model to examine the impacts of FTAs on flows of FDI from 24 countries into Vietnam for period of 2005 – 2017.

Keywords: FTA, FDI, knowledge-capital model, Vietnam.

 

[5] Thị trường mua bán nợ của Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Debits trading market in Viet Nam – the current situation and solutions

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hương

 

Tóm tắt

Sự hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ mà cụ thể là nợ xấu của doanh nghiệp là yêu cầu khách quan hiện nay ở Việt Nam. Sự thiếu vắng một thị trường mua bán nợ được cho là nút thắt chính trong công cuộc xử lý nợ xấu hiện nay. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng năm 2017 ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường mua bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

Từ khóa: thị trường mua bán nợ; nợ xấu; Việt Nam.

Abstract

The formation and development of debts trading market, in particular bad debts of enterprises, is an objective requirement in Vietnam. The lack of a debt trading market is considered as the main bottleneck in dealing with bad debts today. According to Economic Committee of the National Assembly, bad debts in the banking system in 2017 is less than 3% but bad debts is still high in the economy. However, the operation of debts trading market is still limited, it’s necessary to have solutions to achieve higher efficiency. Within the scope of this article, the author focuses on the current situation and gives some solutions to promote the debts trading market in Vietnam.

Keywords: debits trading market; bad debts; Vietnam.

 

[6] Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam

Factors affecting the use of environmental management accounting at manufacturing enterprises in the central coastal region of Vietnam

Tác giả: Phan Đức Dũng, Lê Thị Diệu Linh

 

Tóm tắt

Doanh nghiệp trong vùng duyên hải miền trung chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, phần lớn các doanh nghiệp mới tham gia vào một số công đoạn của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải có các cam kết bảo vệ môi trường nhằm xác định chi phí môi trường liên quan đến chuỗi giá trị theo mô hình kế toán chi phí. Dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động việc vận dụng EMA trong doanh nghiệp, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 5 nhân tố tác động việc vận dụng EMA trong doanh nghiệp sản xuất ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam gồm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, nhân tố chi chí cho việc tổ chức EMA, nhân tố năng lực của kế toán viên, nhân tố nhận thức của nhà quản lý, nhân tố áp lực thể chế. Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng quát và (2) nghiên cứu chi tiết.

Từ khoá: quản trị, doanh nghiệp, môi trường, kế toán.

Abstract

Enterprises in the central coastal region are mainly small and medium-sized enterprises, with low competitiveness, most of the new businesses participate in some stages of the production network and global value chain, not much key products have national and international brands. For sustainable development, businesses must have environmental protection commitments to determine environmental costs related to the value chain according to the cost accounting model. Based on fundamental theories and previous studies in the world on the factors that impact EMA adoption in enterprises, the author builds an initial research model that includes 5 factors of manipulation EMA in manufacturing enterprises in the central coastal region of Vietnam includes enterprise characteristics, a factor for organizing EMA, capacity factor of accountants, managers' awareness factors, institutional pressure factor. The author applies a mixed research method, combining qualitative research and quantitative research, the process of conducting research consists of two main steps: (1) general research and (2) research details.

Keywords: administration, business, environment, accounting.


[7] Tác động của bất ổn chính sách kinh tế thế giới đến giá cổ phiếu: nghiên cứu ở các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á

The impact of global economic policy uncertainty on stock price: the case of emerging market economies in Asia

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Huyên, Ngô Sỹ Nam

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và mô hình tự hồi quy vector (VAR) để tìm ra tác động của sự bất ổn trong chính sách kinh tế thế giới đến giá cổ phiếu của 7 quốc gia mới nổi trong khu vực Châu Á (Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan) từ tháng 7/2000 đến tháng 02/2018. Kết quả thực nghiệm cho thấy những thay đổi trong chính sách kinh tế thế giới có tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan từ 6-9 tháng sau khi có cú sốc xảy ra, tuy nhiên, nghiên cứu lại không tìm thấy kết quả tương tự khi xem xét đến Việt Nam.

Từ khóa: biến động chính sách kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu.

Abstract

This paper examines the impact of global economic policy uncertainty on stock price in seven emerging market economies in Asia (Hongkong, South Korea, Vietnam, Thailand, Malaysia, Philippines and Indonesia) from 2000:M7 to 2018:M2 by using statistic, analytical and vector auto-regressive model (VAR). The empirical results show that the economic policy uncertainty has negative influence on stock price in Hongkong, South Korea, Thailand, Malaysia, Philippines and Indonesia from 6 to 9 months after shock. However, the study does not find the same results when considering in Vietnam.

Keywords: global economic policy uncertainty, security market, stock price.

 

[8] Ảnh hưởng của hiệu quả quản trị tồn kho lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam  

Effect of inventory management on profitability of Vietnamese listed textile & garment firms

Tác giả: Phạm Thị Diễm Hương, Đoàn Vinh Thăng

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả quản trị tồn kho lên khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên dữ liệu của 19 doanh nghiệp ngành dệt may trong giai đoạn 2014 – 2017, kết quả ước lượng bằng mô hình hồi quy cho thấy rằng hiệu quả quản lý hàng tồn kho và khả năng sinh lời có mối quan hệ đồng biến. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị về công tác quản trị tồn kho được đề xuất nhằm tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Từ khóa: quản trị tồn kho, khả năng sinh lời, doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Abstract

This paper aims at evaluating the impact of inventory management on profitability of Vietnamese listed Textile & Garment firms. Based on the dataset of 19 firms (67 firm-year observations) in textile & garment sector during the period of 2014 – 2019, the results shows that efficient inventory management has a positively significant relation with profitability of Vietnamese textile & garment firms. This paper also proposes some recommandations regarding inventory management to enhance the profitability of Vietnamese textile & garment firms.

Keywords: inventory management, profitability, Vietnamese textile & garment firm.

 

[9] Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi

Some issues to develop human resources in tourism industry in Quang Ngai province

Tác giả: Trần Thị Trương, Nguyễn Quốc Tuấn

 

Tóm tắt

Nguồn nhân lực được coi là thành phần quan trọng nhất của ngành công nghiệp du lịch. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Do đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt đối với ngành du lịch còn non trẻ của tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu từ việc phỏng vấn các cơ quan quản lý Nhà nước; Hiệp hội du lịch; Nhà giáo dục dựa trên 6 lĩnh vực (1) lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; (2) vai trò của khu vực công và tư nhân; (3) giáo dục và đào tạo trong ngành du lịch; (4) các vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch;(5) các chương trình đào tạo ngành du lịch; (6) các cơ sở đào tạo du lịch. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi ở 3 nội dung: quản trị nguồn nhân lực; cấu trúc hành chính và những vấn đề chung.

Từ khóa: Nguồn nhân lực du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đào tạo; Phát triển nghề nghiệp; Phát triển tổ chức.

Abstract

Human resources are considered the most important component of the tourism industry. Human resource development is a necessary issue to improve competitiveness in the current integration context. Therefore, it is undeniable the importance of human resource development for the tourism industry, especially for the fledgling tourism industry of Quang Ngai province. The paper presents research results from interviews with state management agencies; Tourism associations; Educators based on 6 areas (1) human resource development planning; (2) the role of the public and private sectors; (3) education and training in tourism; (4) human resource development issues in the tourism industry (5) tourism training programs; (6) tourism training institutions. Based on the research results on theory and practice, the paper proposes some solutions to develop human resources in tourism in Quang Ngai province in 3 contents: human resource management; administrative structure and general.

Keywords: Human resources in tourism; Human resources development in tourism; Training; Career Development; Organizational development.


[10] Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Factors affecting the tourist satisfaction, leading to positive word-of-mouth on homestay service at Thua Thien Hue province

Tác giả: Lê Văn Phúc

 

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào dữ liệu thu thập được từ 208 khách du lịch, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbacsh’a Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch là cơ sở vật chất, dịch vụ, sự hiếu khách, sự hưởng thụ, giá cả, sự mới lạ và quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, sự hài lòng cũng có tác động tích cực đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Homestay, sự hài lòng, hành vi truyền miệng tích cực, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Abstract

This research is aimed to test the factors affecting the tourist satisfaction, leading to positive word-of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province. The study is based on primary data collection gathered from 208 tourists in Thua Thien Hue province, and then processed with statistical tools in SPSS: descriptive statictic, internal reliability with Cronbach’s Alpha, exploratory factor analysis (EFA) and linear regression. The results have identified seven factors that affect the tourist satisfaction including: establishment, service, host provider, hedonism, price, novelty and social value. Besides, the tourist satisfaction also has positive impact to positive word-of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province. Based on the findings, several suggestion are recommended to enhance the tourist satisfaction and the positive word-of-mouth on Homestay service at Thua Thien Hue province.

Keywords: Homestay, satisfaction, positive word-of-mouth, Thua Thien Hue province..

 

[11] Thể chế hay địa lý là yếu tố quyết định phát triển Kinh tế?

Institutions or geography: what matters for economic development?

Tác giả: Hoàng Xuân Trung

 

Tóm tắt

Sử dụng số liệu về chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh như là biến đại diện cho thể chể và tính toán chỉ số độ ghồ ghề ở các tỉnh của Việt nam, nghiên cứu này chỉ ra rằng những tỉnh có thể chế tốt, kinh tế phát triển lại là những tỉnh có điều kiện địa lý thuận lợi. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số tỉnh luôn xếp hạng rất thấp về chất lượng thể chế trong nhiều năm lại là những tỉnh có điều kiện địa lý không thuận lợi. Do đó, việc phát triển kinh tế ở những tỉnh khó khăn này cần phải sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong việc hỗ trợ các tỉnh này xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, thúc đẩy trình độ giáo dục và mạng lưới y tế toàn diện, chứ không phải chỉ tập trung quá nhiều vào việc thay đổi chất lượng thể chế ở những tỉnh này.

Từ khóa: Thể chế, địa lý, PCI và Việt Nam.

Abstract

Using Vietnam’s Provincial Competitiveness Index as a proxy for the institution and province-level topographic ruggedness index, this study shows that provinces with better institution and economic development are ones with more favorable topographic conditions. This study also finds that some provinces which ranked at the low level of institution for many years are ones with unfavorable topographic conditions. Therefore, the government need to intervene strongly to promote the economic development by building good infrastructure, improving level of education and healthcare networks, rather than to focus too much on changing institution in these provinces.

Keywords: Institution, topography, PCI and Vietnam.

 

[12] Mức giá sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh của người dân thành thị tỉnh Kiên Giang

Willingness to pay of urban residents in Kien Giang for the ecosystem conservation of U Minh national park

Tác giả: Huỳnh Việt Khải, Nguyễn Phi Vân và Phan Thị Thiên Nhi

 

Tóm tắt

Bài viết này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách quản lý đất ngập nước hiệu quả và bền vững trong rừng U Minh và cung cấp thông tin để ước tính thiệt hại phúc lợi do giảm hệ sinh thái và phân tích sự đánh đổi giữa đa dạng sinh học và kinh tế. Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice Experiment) được sử dụng để ước tính mức giá sẵn lòng trả của người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang đối với chương trình bảo tồn hệ sinh thái (HST) rừng U Minh. Hàm hữu dụng gián tiếp và mức sẵn lòng chi trả cho các thuộc tính bảo tồn hệ sinh thái đã được áp dụng bằng cách sử dụng phương pháp mô hình hóa lựa chọn với phân tích mô hình logit đa thức. Nghiên cứu cho thấy người dân thành thị ở tỉnh Kiên Giang chấp nhận sẵn sàng trả thêm 1.350 đồng thông qua hóa đơn tiền nước hộ gia đình hàng tháng để có thêm 1% thảm thực vật khỏe mạnh, 1.120 đồng cho việc giảm 1% số người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, 15.236 đồng cho việc tăng cơ hội nghiên cứu giáo dục cho thế hệ tương lai ở mức cao và 214 đồng cho một người nông dân được đào tạo lại.

Từ khóa: Thử nghiệm lựa chọn, Mô hình lựa chọn, Bảo tồn Hệ sinh thái, Giá sẵn lòng trả biên.

Abstract

This paper could assist policy makers in formulating efficient and sustainable wetland management policies in U Minh forest and provide useful information to estimate welfare losses due to ecosystem reductions and analyze the trade-off between biodiversity and economics. A choice experiment is employed to estimate the willingness to pay of urban residents in Kien Giang province for ecosystem conservation program in U Minh forest. An indirect utility function and willingness to pay for ecosystem conservation attributes were applied using the approach of choice modeling with the analysis of multinomial logit model. The study found that urban residents in Kien Giang province accepted their willingness to pay of VND 1,350 monthly increase of household water bill for an additional percent of healthy vegetation, VND 1,120 for decreasing 1% of people affected by air pollution, VND 15,240 for the research and education opportunity and VND 214 for one farmer re-trained.

Keywords: Choice Experiment, Choice modelling, Ecosystem Conservation, Marginal willingness to pay.


Để download các bài viết, vui lòng truy cập chuyên trang của Tạp chí Khoa học Kinh tế tại Hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến tại đường link sau: https://vjol.info.vn/index.php/due/issue/view/4114


Nghiên cứu khoa học

Giới thiệu

Chiến lược Khoa học & Công nghệ

Công trình khoa học

Tư vấn chính sách

Hội nghị - Hội thảo

Tạp chí khoa học kinh tế

Sinh viên Nghiên cứu khoa học

Lý lịch nhà khoa học

Nhóm nghiên cứu

Nhóm đọc (Reading group)

Định mức giờ khoa học

Mạng lưới hợp tác KH&CNTin tức - sự kiệnThông báo

Cơ sở dữ liệu KHCN

Văn bản

Liên hệ

Liên hệ

Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

71 Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

(0236) 395-4243

khoahoc@due.edu.vn