DHKT

Khoa Marketing

Giới thiệu

Đào tạo

Khoa học

Hợp tác

Sinh viên

Tin tức - Sự kiệnThông báoLiên hệHội thảo khoa học

Tài nguyên

[WAMs] BRAND MANAGEMENT - GIÁM ĐỐC THƯƠNG HIỆU

11/08/2015

Xây dựng nên một thương hiệu đòi hỏi rất nhiều công sức và đầu tư qua nhiều năm. Công việc quản trị thương hiệu đòi hỏi không ít nỗ lực và sự đầu tư của doanh nghiệp để làm thế nào tạo nên cá tính cho thương hiệu và mang thương hiệu đến với người tiêu dùng. Tại các tập đoàn lớn trên thế giới, thương hiệu được xác định là một tài sản vô hình đóng góp một phần gia tăng đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp, là một lợi thế cạnh tranh mang tính sống còn của doanh nghiệp, do đó việc quản trị thương hiệu được xác định là một công việc hết sức quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đến vai trò của người Quản lý thương hiệu cho công việc kinh doanh của mình.

 ​

1. Nhà Quản lý Thương hiệu làm những công việc gì?

Các nhà Quản lý Thương hiệu là người chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của họ gây được tiếng vang với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Để làm như vậy, các chuyên gia quản lý liên tục theo dõi các xu hướng marketing và các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Họ cũng thường xuyên phải gặp gỡ với khách hàng và quản lý cấp cao. Làm việc dưới sự giám sát của Quản lý Thương hiệu cấp cao hoặc các Giám đốc Marketing (CMO), công việc của nhà Quản lý Thương hiệu:

-          Về cơ bản công việc của nhà Quản lý Thương hiệu là tạo cho thương hiệu những liên tưởng mạnh mẽ thông qua đó tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng nghĩ tới và nhận ra thương hiệu. Để làm được điều này, nhà Quản lý Thương hiệu phải tìm hiểu nhu cầu, suy nghĩ, hành vi của người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu để khám phá ra những nhóm thị trường tiềm năng và nhu cầu thật sự của những nhóm này. Đây chính là nền tảng để nhà quản lý có thể phát triển các chiến lược thương hiệu phù hợp với người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu.

-          Tùy vào quản lý thương hiệu mới khai sinh hay thương hiệu đã có từ lâu đời mà một số công việc của nhà Quản lý Thương hiệu sẽkhác nhau. Đơn cử là công việc định vị thương hiệu và thiết kế cấu trúc thương hiệu. Đối với thương hiệu mới được ra đời thì nhà quản lý sẽ ít khi thực hiện việc định vị và thiết kế cấu trúc thương hiệu mà tập trung vào thiết kế chiến lược thương hiệu, xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing cho thương hiệu đó.

-          Nhà Quản lý Thương hiệu là người phát triển, phối hợp và thực hiện các sáng kiến , hoạt động marketingbao gồm: các chiến dịch (in ấn, website, truyền thông xã hội, truyền hình, v…v...), các sự kiện, chương trình trách nhiệm của công ty và nhà tài trợ với mục đích tạo nên cá tính cho thương hiệu mà vẫn nhận được lòng tin của người tiêu dùng.

-          Các nhà quản lý thương hiệu chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing, quản lý và phát triển P&L và thúc đẩy tăng trưởng của thị trường.

 

 2.      Kỹ năng cần thiết ở người làm Brand Manager:

-          Kỹ năng nghiên cứu và phân tích.

-          Hiểu biết kinh doanh kĩ càng đối với sản phẩm của thương hiệu mình và đối thủ cạnh tranh.

-          Khả năng đảm nhiệm nhiều công việc là điều rất cần thiết.

-          Khả năng tư duy sáng tạo.

-          Kỹ năng dự báo, nhận diện xu hướng và thách thức từ môi trường.

-          Khả năng quản lý, cân đối ngân sách, tối ưu hóa những nguồn lực có sẵn để đạt được mục tiêu của công ty, bất chấp những biến động của thị trường.

 

3.      Cơ hội nghề nghiệp của nhà Quản lý Thương hiệu:

Mặc dù có sự linh hoạt trong con đường phát triển sự nghiệp nhưng hầu hết các nhà Quản lý thương hiệu đều trải qua các vị trí: trợ lý Quản lý Thương hiệu (Assistant Brand Manager), Nhà Quản lý Thương hiệu (Brand Manager) và cuối cùng là Nhà Quản lý Thương hiệu Cấp cao (Senior Brand Manager).

-          Trợ lý Quản lý Thương hiệu thường có nhiệm vụ xây dựng chiến lược thương hiệu; duy trì hình ảnh thương hiệu thông qua tài liệu quảng cáo và vị trí sản phẩm; tối đa hóa doanh số bán hàng của thương hiệu được giao. Vì vậy họ phải là những người có khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, phải có kinh nghiệm quản lý ngân sách, quản lý thương hiệu, khả năng giao tiếp với người khác tốt. Họ sẽ mất khoảng 2 đến 4 năm rèn luyện ở vai trò này trước khi tiến lên vị trí Quản lý Thương hiệu.

-          Với vai trò là một nhà Quản lý Thương hiệu, họ chịu trách nhiệm về một thương hiệu lớn hoặc một danh mục đầu tư gồm vài thương hiệu nhỏ hơn thông qua việc quản lý hoạt động của các Trợ lý Quản lý Thương hiệu, nghiên cứu các tác động của sự thay đổi tiềm năng đối với thương hiệu.

-          Sau khi đã có được những kinh nghiệm quản lý thương hiệu trong lĩnh vực đang hoạt động cùng với khả năng tư duy chiến lược, Nhà Quản lý Thương hiệu có thể vươn tới vị trí Nhà Quản lý Thương hiệu Cấp cao. Họ là những người sẽ lãnh đạo cả một nhóm các sản phẩm có liên quan, họ quản lý thương hiệu lớn, được toàn cầu công nhận và nhà Quản lý Thương hiệu Cấp cao phải nghiên cứu sự cạnh tranh thương hiệu để chuẩn bị cho các chiến lược trong thời gian tiếp theo.

 

Nguồn tham khảo:

-          Tiếng Anh:

http://www.allbusinessschools.com/business-careers/article/brand-management-degrees/

https://www.wetfeet.com/articles/career-overview-brand-management

http://www.paladinstaff.com/jobs/careers/brand-manager-job-description/

 

-          Tiếng Việt:

http://www.brandsvietnam.com/video/125-Passport-to-Marketing-Passport-to-Client-1

http://www.vovanquang.com/index.php?option=com_content&view=article&id=383%3Anhung-cau-hoi-thuong-gap-&catid=5%3Akhai-niem&Itemid=5&lang=vi

http://aiim.edu.vn/blog_mod/phan-biet-giua-cong-viec-marketing-tai-client-va-agency-phan-3-client-vinh-quang-va-ap-luc

 

-Ban truyền thông Khoa Marketing-