DHKT

Trắc nghiệm hướng nghiệp - Trắc nghiệm tính cách MBTI

Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung.

MBTI trả lời cho câu hỏi tại sao mỗi người trên thế giới đều có cá tính khác nhau, không ai giống ai vì vậy MBTI tập trung vào các đối tượng dân số bình thường và nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên của mỗi người. Ngày nay MBTI đang trở nên phổ biến và được sử dụng như một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác, giúp con người hiểu rõ bản thân và những người xung quanh hoặc tìm được công việc phù hợp...

Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai, lý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành động khác những người khác. Chính vì vậy, MBTI là một trong những công cụ giúp bạn định hướng công việc phù hợp với bản thân.

Ý nghĩa của bài kiểm tra MBTI là phân loại tính cách con người dựa trên 4 tiêu chí:

  1. Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)
  2. Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Sensing (Giác quan) / Intuition (Trực giác)
  3. Quyết định và chọn lựa: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
  4. Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)

 Sự kết hợp của 4 tiêu chí trên tạo nên 16 loại tính cách MBTI khác nhau như sau:



Khuyến cáo: 
- Đây là những câu trắc nghiệm tâm lý vì vậy nó phụ thuộc khá nhiều vào tâm trạng hiện tại của bạn, nếu bạn đang quá vui, buồn, căng thẳng, phấn khích hay đang trong quá trình thay đổi tính cách thì không nên làm. Hãy làm bài khi tâm trạng bình thường nhất.
- Phải trung thực và suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời, không nên chọn theo lý tưởng hay vì tác động của mọi người xung quanh. 
- Tính cách khó thay đổi, nhưng nếu quyết tâm bạn vẫn có thể cải thiện được, vì vậy hãy trung thực khi làm bài để biết được điểm mạnh và yếu của bạn. Nếu có thời gian thì sau vài ngày bạn nên làm lại bài trắc nghiệm một lần để có kết quả chính xác nhất.

Bắt đầu làm bài tại đây.


TIN LIÊN QUAN