DHKT

Học song ngành, tại sao không?

23/08/2017

Cuộc sống luôn thử thách con người bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn. Nếu bạn vẫn còn quá phân vân chưa biết mình nên học ngành này hay theo ngành kia, vậy chọn học song ngành để vừa nâng cao kiến thức vừa theo đuổi ước mơ, tại sao không? Hãy cùng gặp gỡ và trò chuyện cùng cậu bạn Huỳnh Trung Nguyên hiện đang theo học ngành Kinh Tế Chính Trị và Luật Học để nghe cậu chia sẻ những bí quyết khi học song ngành nhé!

Nói về lí do theo đuổi cả hai ngành học, Nguyên chia sẻ: Điều thú vị nhất của việc học song ngành là mình có thể  tốt nghiệp với 2 tấm bằng đại học chính quy, đồng thời mình cũng được thỏa mãn đam mê học hỏi, tìm tòi kiến thức, cùng lúc được tham các hoạt động giao lưu và kết bạn với các bạn của cả 2 khoa. Chính vì thế mà mình có thể nâng cao hiểu biết, các mối quan hệ được mở rộng và cơ hội việc làm cao hơn.

Sắp xếp thời gian hoàn thành chương trình của ngành một, cộng với việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao vốn đã đam mê từ trong máu, Nguyên đã lên kế hoạch phân bổ thời gian một cách khoa họcc cũng như nỗ lực khắc phục thử thách khi học song ngành. “Mỗi một ngành học sẽ là một lượng kiến thức riêng, chỉ trùng nhau một số môn học đại cương, vì vậy, việc học hai ngành buộc bạn phải học nhiều hơn áp lực cúng nhiều hơn, thời gian cũng khắt khe hơn ”, Nguyên cho biết.

Nguyên “bật mí” bí quyết: “Để có thể học tốt cả 2 ngành nhất định phải có đam mê với cả hai vì có đam mê thì mới có động lực tìm tòi, học hỏi. Khó khăn nhất khi học hai ngành là làm thế nào để sắp xếp thời gian được hợp lý và hiệu quả, mình đã dùng sơ đồ môn học hai bằng để tính toán, mỗi kỳ sẽ học bao nhiêu môn và bao nhiêu năm thì mình sẽ tốt nghiệp rồi từ đó bố trí thời gian thật khoa học. Ưu tiên tập trung hoàn thành tốt chương trình 1 rồi mới dành thời gian vào chương trình 2. Kinh tế chính trị và Luật học, hai ngành ít liên quan đến nhau vẫn chẳng làm khó được mình."

*Khi trở thành sinh viên của ĐH Đà Nẵng, bạn được đăng ký ngành 2 BẤT KỲ được đào tạo bởi các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng.
- Điều kiện: Sau khi học ít nhất 1 kỳ với Điểm Trung bình >= 2.0/4.0 (tương đương 5.0/10.0), sinh viên được đăng ký ngành 2 bất kỳ (không xét tới điểm trúng tuyển trước đây)
- Học phí: Chỉ tính theo số tín chỉ học bổ sung của ngành thứ hai.

Chi tiết tuyển sinh đào tạo chương trình hệ thứ hai - chính quy: http://due.udn.vn/thongbao/thongbaochitiet/id/3241/bid/456

Lê Hải Dương - Lớp 40K12, khoa Marketing