DHKT

Lịch sinh hoạt "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa" dành cho sinh viên khóa 44K, tuyển sinh năm 2018

18/08/2018

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 

      "Tuần sinh hoạt công dân - SV đầu khoá học” dành cho SV hệ chính quy, Khóa 44K, tuyển sinh năm 2018



A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức của HSSV về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

2. Giúp sinh viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân – sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật về công tác sinh viên; Phương hướng nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, nhiệm vụ của người học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, rèn luyện và nhu cầu của xã hội.

3. Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” năm học 2018 - 2019 phải được tiến hành nghiêm túc, phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục cao; có thảo luận, đối thoại, viết thu hoạch, đánh giá cuối đợt học.

B. NỘI DUNG SINH HOẠT

Bài 1: Tổng quan về Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế và công tác sinh viên, y tế học đường

1.1. Giới thiệu cơ cấu tổ chức Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế:

Giới thiệu về tầm nhìn, sứ mệnh, những thành tích đã đạt được và định hướng của Trường Đại học Kinh tế;

1.2. Giới thiệu về công tác sinh viên của Trường Đại học Kinh tế:

  - Các quy định về công tác quản lý sinh viên:

  + “Qui chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy”;

  + Nội quy học đường và một số quy định của Trường Đại học Kinh tế;

  + Hướng dẫn thực hiện Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học;

  + “Quy chế ngoại trú của HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy";

  - Hướng dẫn bổ sung hồ sơ sinh viên, giấy tờ ưu tiên, phát hồ sơ làm thẻ SV, Lý lịch sinh viên. Ngân hàng Đông Á, CTV;

1.3 Công tác y tế trường học: Luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, Luật phòng chống tác hại thuốc lá và một số bệnh thông thường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản vị thành niên, hiến máu nhân đạo, kế hoạch khám sức khỏe đầu khóa.

Bài 2:  Công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên

2.1. Giới thiệu về công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế và các quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ;

2.2. Giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Kinh tế: phương pháp tra cứu tài liệu, khai thác thông tin tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

Bài 3: Khoa quản lý sinh viên: 

3.1. Hướng dẫn phương pháp học đại học: Cung cấp cho các tân sinh viên nhận biết sự khác biệt giữa học Đại học với học Phổ thông, kỹ năng học Đại học, cách tìm kiếm tư liệu học tập, cách thức xây dựng kế hoạch tự học...

3.2  Sinh hoạt khoa với sinh viên

- Giới thiệu truyền thống và định hướng phát triển của khoa;

- Giới thiệu nghề nghiệp, môn học, chuyên ngành đào tạo, hoạt động của khoa…

- Công tác giảng viên chủ nhiệm, cố vấn học tập: Ban cán sự lớp, BCH Chi đoàn;

- Hướng dẫn viết Bản cam kết sinh viên; Quy định sinh hoạt lớp;

- Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm học tập, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động sinh viên trong và ngoài trường;

- Các nội dung khác do khoa quy định.

3.3 Phòng CTSV thu giấy tờ ưu tiên, hồ sơ làm thẻ SV, Lý lịch sinh viên.

Bài 4: Các chế độ chính sách đối với sinh viên, hỗ trợ sinh viên

4.1 Các chế độ chính sách và hoạt động của sinh viên:

- Quy định chuẩn hoạt động ngoại khóa của sinh viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế -ĐHĐN;

- Chính sách miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo, học bổng KKHT Khóa 44K, học bổng tài trợ các loại, chế độ nghĩa vụ quân sự;

- Chương trình và một số nhiệm vụ cụ thể của công tác SV năm học 2018-2019;

4.2. Giới thiệu về các dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Ký túc xá, Căngtin,…. 

- Giới thiệu về Trung tâm HTSV&QHDN, các hoạt động hỗ trợ sinh viên, các hoạt động về việc làm thêm cho sinh viên.

- Quy chế công tác SV nội trú tại các Ký túc xá các CSGDĐTV và đơn vị  trực thuộc ĐHĐN;

Bài 5: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và đất nước

- Giới thiệu, thông tin tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, đất nước và quốc tế trong thời gian qua. Tuyên truyền các nội dung về chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam; hình thức và phương pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam;

- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 5 năm (giai đoạn 2016-2021). Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Kế hoạch 178/KH-BGDĐT ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục. Thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018: Về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân. Tiếp tục tổ chức giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho HSSV phù hợp ngành đào tạo và gắn với trách nhiệm của HSSV trong giai đoạn hiện nay.

- Giới thiệu những kiến thức cơ bản và tác động cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; thông qua đó giúp sinh viên ĐHĐN nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

- Giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đạo đức công vụ cho SV phù hợp ngành đào tạo và gắn với trách nhiệm của SV trong giai đoạn hiện nay;

- Các nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào về lịch sử, truyền thống dân tộc, giáo dục qua gương điển hình Anh hùng Liệt sỹ, Anh hùng LLVT, các tấm gương “người tốt, việc tốt” trong nhà trường hoặc tại địa phương. Liên hệ thực tiễn với các nội dung đang triển khai ở thành phố Đà Nẵng và cả nước.

Bài 6: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật cơ bản cần thiết liên quan tới HSSV

- Thực hiện quy tắc giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đúng quy cách và không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia; Vận động HSSV thực hiện các hành vi văn hoá khi tham gia giao thông: Tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; Chủ động nhường đường, thân thiện với người đồng hành; Hạn chế sử dụng còi, sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; mặc áo phao khi đi đò.

- Tình hình an ninh trật tự và công tác quản lý sinh viên tại quận Ngũ Hành Sơn;

- Công tác an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống và nói không với bạo lực học đường;

- Công tác giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, phòng, chống ma túy, tệ nạn mại dâm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới SV như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, nội dung liên quan tới người học được đề cập tại Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009; Luật Giáo dục đại học năm 2012, Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13; Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của ngành Giáo dục (Theo Quyết định số 3704/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 10/09/2013); Quyết định số 1042/QĐ-TTg, ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016-2020); các nội dung, yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ và học tập đáp ứng nhu cầu của xã hội;

Bài 7: Công tác Đoàn, Hội và hoạt động thanh niên Trường Đại học Kinh tế

- Giới thiệu cơ cấu tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Kinh tế;

- Chương trình công tác Đoàn, Hội & Thanh niên trường học năm học 2017-2018;

- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao;

- Tuyên truyền cho SV về mục đích, ý nghĩa khi tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện; đảm bảo các chế độ, chính sách cho SV khi tham gia hoạt động tình nguyện theo Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thu hồ sơ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

- Giao lưu với các câu lạc bộ, đội, nhóm.


C. LỊCH HỌC (Lịch học chi tiết kèm theo)

D. BÁO CÁO VIÊN

Bài 1: Ban Giám hiệu, Phòng Công tác sinh viên (90' trước), Y tế (30').

Bài 2: Phòng Đào tạo (90' trước), Thư viện (30' sau).

Bài 3: Khoa quản lý sinh viên (90').

Bài 4: Phòng Công tác SV (75''); Trung tâm HTSV&QHDN (45').

Bài 5: Công an Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng (60').

Bài 6: Công an quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. (60').

Bài 7: Đoàn Thanh niên CS HCM Trường ĐHKT (90').

E. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Chuẩn bị nước uống cho báo cáo viên, sinh viên; Bố trí  Hội trường A và E; Cử cán bộ y tế tham gia thực hiện Bài 1.

- Các khoa: Cử giảng viên dạy chuyên đề "Hướng dẫn phương pháp học đại học" và Tổ chức thực hiện Bài 3 theo lịch sinh hoạt đợt 2

- Phòng Công tác sinh viên: Thực hiện Bài 1và Bài 4; Chuẩn bị nội dung chương trình, lập kế hoạch quản lý lớp học; Dự trù kinh phí; Cử cán bộ quản lý lớp học; Mời báo cáo viên thực hiện Bài 5 và Bài 6.

- Phòng Đào tạo: Lập danh sách lớp, tham gia thực hiện Bài 2.

- Thư viện Trường ĐH Kinh tế: Cử báo cáo viên tham gia thực hiện Bài 2.

- Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐHKT: Tổ chức thực hiện Bài 7.

- Phòng Cơ sở vật chất: Chuẩn bị hội trường A & E, loa đài, khẩu hiệu, bảng thuyết trình, máy chiếu, dây truyền âm thanh, bàn ghế theo số lượng sinh viên.

 - Báo cáo viên:  10 câu hỏi trắc nghiệm và nộp cho Ban Chỉ đạo.