DHKT

Biên soạn giáo trình: yêu cầu chung và các bước thực hiện

21/01/2021

YÊU CẦU CHUNG VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH

1.      Văn bản pháp quy

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 35/2021/TT-BGD ĐT ngày 06 tháng 12 năm 2021 Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 1 năm 2022. Toàn văn Thông tư tại đây.

Đối với việc biên soạn giáo trình giáo dục đại học và sau đại học của Trường Đại học Kinh tế, Nhà trường sẽ quản lý việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình theo đúng thông tư trên đây. 

2.      Yêu cầu chung về giáo trình

1.1   Giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo;

1.2   Thành phần ban biên soạn: chủ biên, đồng chủ biên và các thành viên. 

Chủ biên, đồng chủ biên phải có trình độ tiến sỹ trở lên, hoặc chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư thuộc chuyên ngành phù hợp nội dung giáo trình. 

Các thành viên phải có chuyên môn phù hợp nội dung giáo trình.

3.      Các bước thực hiện:

3.1   Các Khoa lập kế hoạch biên soạn giáo trình trong năm học (thuộc kế hoạch khoa học và công nghệ của Khoa);

3.2   Chủ biên hoặc giảng viên là thành viên ban biên soạn hoàn thành phiếu đăng kí đề tài biên soạn giáo trình và gửi về phòng KH&HTQT;

3.3   Chủ biên hoặc giảng viên gửi kế hoạch biên soạn giáo trình gửi Phòng KH&HTQT. Trên cơ sở này, Phòng KH&HTQT sẽ gửi Phòng Đào tạo kiểm tra sự phù hợp giữa kế hoạch biên soạn giáo trình và đề cương chi tiết của môn học (syllabus môn học) theo Mẫu tại đây. Sau khi tiếp nhận Bản nhận xét của Phòng Đào tạo, Nhà trường sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ biên soạn giáo trình cho Chủ biên và nhóm biên soạn (Mẫu Quyết định giao nhiệm vụ biên soạn giáo trình).

3.4   Ban biên soạn thực hiện biên soạn giáo trình trong thời gian quy định và báo cáo trước Hội đồng cấp Khoa để góp ý, chỉnh sửa (Hồ sơ Hội đồng đánh giá giáo trình cấp Khoa)

3.5.   Ban biên soạn bảo vệ đề cương chi tiết tại Hội đồng thẩm định cấp trường.

3.6. Ban biên soạn thực hiện giải trình đề các điều chỉnh (Mẫu Giải trình), chỉnh sửa trong bản thảo cuối cùng, có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp Trường

3.7. Ban biên soạn nhận quyết định công nhận và sử dụng giáo trình (Mẫu Quyết định công nhận và sử dụng giáo trình).