DHKT

Chương trình Đào tạo về "Quản lý Quốc tế hóa" tại Đức

10/12/2015

Chương trình DIES Training Course "Management of Internationalisation" đang kêu gọi nộp hồ sơ ứng viên cho năm học 2016-2017. Chương trình này được tổ chức bởi Viện trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và Đại học Leibniz Hannover (Đức).

Mục tiêu chính của khóa đào tạo là giúp các nhân viên nhà trường từ các nước như châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á, để quản lý các quy trình và nhiệm vụ quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học. Chương trình này sẽ giúp cho người tham gia có cơ hội phát triển kỹ năng xây dựng mô hình quản lí hoạt động quốc tế hóa hiệu quả hơn tại các trường đại học của họ.

Lịch học: Khóa học này có 3 giai đoạn bao gồm 2 giai đoạn học tập ở Đức và một giai đoạn trong một nước thứ ba.

Nội dung khóa học: Khóa học tập trung vào bốn mô-đun chuyên đề: Quốc tế hoá, Thẩm quyền và nhiệm vụ chính của một văn phòng quốc tế (IO), Kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý.

Yêu cầu ứng viên:

  • Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học: bao gồm nhân viên văn phòng quốc tế hoặc quản lý giáo dục đại học chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động quốc tế,

  • Không lớn hơn 50 tuổi,

  • Kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh (nói và viết tốt) là không thể thiếu,

  • Cam kết tham dự tất cả các cuộc hội thảo và phát triển một Project Application Plan (PAP) cá nhân, cam kết thực hiện một báo cáo dự án mỗi 2 tháng,

  • Đảm bảo các vấn đề kỹ thuật như: kết nối Internet, và video hội nghị trực tuyến.

Hỗ trợ tài chính:

  • Tổ chức quản lý ứng viên (trường đại học) sẽ phải trả một khoản học phí (một lần) là 600 Euro,

  • DAAD sẽ tài trợ chi phí liên quan đến khóa học trị giá 13,800 Euro.

Hạn chót: cho đến ngày 22 Tháng 12, 2015.

Tải hướng dẫn chương trình chi tiết: https://doc.co/KzMQcr

Tải mẫu đăng ký: https://doc.co/fJWUV4

Trân trọng.

Để nhận được các thông tin mới nhất về hoạt độngnghiên cứu khoa học,cơ hội học bổng và các chương trìnhhợp tác quốc tế, hãy theo dõi trang Facebook chính thức củaP.KH&HTQT tại:https://www.facebook.com/khoahocdue.