DHKT

Công khai luận án của NCS Nguyễn Thị Hải Anh

21/11/2022

Thực hiện Quy chế đào tạo tiến, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thực hiện công khai luận án của NCS Nguyễn Thị Hải Anh trước khi thực hiện bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường:

1. Tên đề tài luận án: Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa

2. Chuyên ngành: Kinh tế phát triển;                 Mã số: 931.01.05

3. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Hải Anh            Khóa: 36

4. Người hướng dẫn khoa học:

1.    PGS.TS. Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

2.    PGS.TS. Hồ Huy Tựu, Trường Đại học Nha Trang

5. Những đóng góp của luận án

5.1 Đóng góp về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

- Thứ nhất, đã tổng kết các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế học phát triển từ đó rút ra được cách thức xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế. Từ các công trình này luận án đã đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng với nền kinh tế địa phương cấp tỉnh. Việc rất ít và chưa có nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và cụ thể là ở Khánh Hòa nên kết quả của luận án là sự bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế. Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận.

- Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp nghiên cứu này ở một nền kinh tế - tỉnh cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam. Riêng phương pháp phân tích định lượng, luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của tăng trưởng xuất khẩu đến tăng trưởng GRDP.

5.2 Đóng góp về thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm sáng tối cơ bản về tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa: Quy mô nền kinh tế tỉnh trong 10 năm qua được mở rộng không ngừng nhờ tỷ lệ tăng trưởng khá cao, ổn định với động lực chính là dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và các nhân tố chiều rộng (vốn và lao động). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có; đang chậm dần và thiếu động lực mới, vị thế kinh tế của tỉnh so với các tỉnh trong vùng DHMT có sự suy giảm nhất định. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi khá tích cực trong 10 năm qua đã góp phần thay đổi cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế.

- Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã có những đánh giá cụ thể tình hình xuất khẩu gắn với đặc điểm của tỉnh Khánh Hòa. Quy mô xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa được mở rộng liên tục trong 10 năm qua, hiện chiếm tỷ trọng khá lớn so với GRDP, nhưng mức tăng trưởng chậm hơn tăng trưởng kinh tế của tỉnh và kém ổn định, đồng thời vị thế trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng khá khiêm tốn.

- Thứ ba, kết quả của luận án đã khẳng định rằng xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế: (i) Tác động tích cực từ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tới tăng trưởng giá trị sản xuất của nền kinh tế và xuất khẩu tác động lan tỏa sự tích cực tới các ngành kinh tế khác; (ii) Xuất khẩu còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và được thể hiện ở bằng chứng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu làm giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp; (iii) Xuất khẩu có ảnh hưởng tốt tới hoạt động giảm nghèo ở đây, được thể hiện qua tác động của tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cải thiện tình trạng nghèo của tỉnh.

6. Nội dung chi tiết của luận án: xem file đính kèm

https://drive.google.com/file/d/1-PcM7ay1bd_LbyNAwVCtXrTcr97ru0b_/view?usp=share_link

7. Thời gian và địa điểm bảo vệ: Sẽ công bố sau.