DHKT

Hệ thống phổ biến

Văn bản

Biểu mẫu

Tin tức pháp luậtHỏi - ĐápLiên hệ

  • Cần mang giấy tờ gì khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2?

    1. Cần mang giấy tờ gì khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2?

    Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, công dân cần mang theo thẻ CCCD gắn chip (nếu đã có CCCD gắn chíp) và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp vào ứng dụng VNeID như:

    - Thẻ Bảo hiểm y tế;

    - Giấy phép lái xe (bằng lái xe);

    - Giấy đăng ký xe (cà vẹt xe).

    2. Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

    2.1. Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 với công dân Việt Nam

    - Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:

    + Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

    + Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

    + Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

    - Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

    (Khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)

    2.2. Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 với người nước ngoài

    - Người nước ngoài đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử, xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, cung cấp thông tin địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại (nếu có) và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

    - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin người nước ngoài cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của người nước ngoài đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

    - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh gửi yêu cầu cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

    - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

    (Khoản 2 Điều 15 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)

    3. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 bao lâu thì có?

    - Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

    - Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc khi cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng lúc với cấp CCCD gắn chíp.

    - Đối với người nước ngoài:

    + Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh;

    + Không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

    (Khoản 2 Điều 17 Nghị định 59/2022/NĐ-CP)

    Nguồn: Thuvienphapluat

     

  • Sửa đổi quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.

    Bổ sung nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

    Quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, ngoài 4 nguyên tắc theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, Nghị định 48/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm 2 nguyên tắc gồm:

    5- Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    b) Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.

    c) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

    6- Tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỉ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức viên chức.

    Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức điện tử

    Theo Nghị định 48/2023/NĐ-CP, tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:

    1- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.

    2- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

    3- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).

    4- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.

    5- Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có).

    6- Các văn bản khác liên quan (nếu có).

    Nghị định nêu rõ, ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

    Ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

    Nghị định 48/2023/NĐ-CP nêu rõ, căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức về đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

    Nội dung Quy chế phải xác định rõ sản phẩm cụ thể gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, thời điểm đánh giá theo quý, tháng hoặc tuần (nếu có); căn cứ để xác định tỉ lệ % mức độ hoàn thành công việc; các tiêu chí thành phần để đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có tính đến tỉ lệ khối lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

    Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu và không trái với nguyên tắc đánh giá, xếp loại cán bộ của cấp có thẩm quyền.

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2023.

    Không xem xét lại đối với những trường hợp đã có kết quả xếp loại chất lượng trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Trường hợp cấp có thẩm quyền thực hiện xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật tại thời điểm đó để thực hiện.

    Nguồn: Baochinhphu

  • Chính sách mới có hiệu lực từ đầu tháng 7/2023

    1. Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

    Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

    Theo đó, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

    Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

    - Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP;

    - Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

    - Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

    (Trong khi đó tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở được quy định là 1.490.000 đồng/tháng.)

    2. Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2023

    Từ ngày 01/7/2023, Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân bắt đầu có hiệu lực thi hành.

    Theo đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

    - Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.

    - Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.

    - Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý.

    Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.

    - Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

    - Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu được quy định nêu trên và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó.

    Nguồn: Thuvienphapluat

  • BẢNG TỔNG HỢP VĂN BẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BAN HÀNH

     

    Thông tin
    Trích yếu
    + Số ký hiệu:1637/QĐ-ĐHKT
    + Ngày ban hành: 30/12/2021
    + Ngày hiệu lực: 30/12/2021
    + Nơi ban hành:Đại học Đà Nẵng
    Quy định quản lý và sử dụng tài sản công tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

     

  • BẢNG TỔNG HỢP VĂN BẢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BAN HÀNH

    STT Thông tin
    Trích yếu
    1 + Số ký hiệu: Quyết định 303/QĐ-ĐHKT
    + Ngày ban hành: 22/02/2021
    + Ngày hiệu lực: 22/02/2021
    + Nơi ban hành: Trường ĐHKT
    Quy định thi đua khen, khen thưởng của Trường ĐHKT-ĐHĐN