DHKT

Nhiều cơ quan truyền thông đưa tin về Hội thảo VEAM 2016

16/08/2016

Nhằm mục đích chia sẻ những nghiên cứu học thuật, định hướng nghiên cứu và giảng dạy cho nghiên cứu sinh, giảng viên trẻ, nhà khoa học trẻ tại các tổ chức giáo dục đại học Việt Nam, vào ngày 11 – 12/08/2016 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cùng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách (DEPOCEN), Trung tâm Nghiên cứu khoa học Cộng hòa Pháp (CNRS), Trường Kinh doanh IPAG (Pháp), và Đại học Ngoại thương đã tổ chức thành công Hội thảo thường niên các nhà kinh tế học Việt Nam (VEAM 2016) tại TP. Đà Nẵng.



20160811_085748 (1)

Với tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của các báo đài và truyền thông toàn quốc như Báo điện tử Đảng CSVN, VTV1, Tạp chí GTVT, Báo ICT Đà Nẵng,…. Dưới đây là một số nhận định và nội dung được giới truyền thông đề cập về Hội thảo mà Phòng Khoa học & HTQT xin phép được nêu ra:

Báo điện tử Đảng CSVN nhấn mạnh đến đóng góp của Ban Tổ chức Hội thảo, đặc biệt là sự tham gia của GS Lê Văn CườngGS Nguyễn Đức Khương. GS Lê Văn Cường với hàng chục công trình nghiên cứu về kinh tế được đăng tải trong những tạp chí hàng đầu thế giới, là một giáo sư danh tiếng, có uy tín lớn và mạng lưới bạn bè đồng nghiệp rộng khắp. GS. Cường mang đến Hội thảo những tâm tư về “Làm thế nào để nâng cao chất lượng của nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế tại các Trường Đại học Kinh tế tại Việt Nam” thông qua một phiên thảo luận bàn tròn đặc biệt.



Hội thảo lần này còn có sự hiện diện của GS. Nguyễn Đức Khương, giáo sư ngành tài chính, Phó giám đốc hợp tác khoa học quốc tế và nghiên cứu, Trưởng khoa Kinh tế - Tài chính tại Học viện quản lý và quản trị kinh doanh Paris (Pháp), người vừa được dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc xếp thứ 7 trong số 200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc của thế giới. GS. Khương đã có những chia sẻ về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đóng góp những tiếng nói rất có giá trị đối với các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.


Thông tin về bài viết Quý thầy/cô có thể xem thêm tại đường link tại đây.


VTV.vn - Hội thảo là cơ sở để nuôi dưỡng một mạng lưới toàn cầu của các nhà kinh tế Việt Nam và các nhà khoa học xã hội khác mở rộng và củng cố hợp tác trong nghiên cứu kinh tế Việt Nam. Ngoài những nghiên cứu của các nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới được trình bày tại 4 phiên toàn thể, hội thảo còn có 25 phiên thảo luận chuyên sâu cho hơn 95 bài tham luận từ các học giả Việt Nam và từ 20 quốc gia trên thế giới.


Đặc biệt, bài tham luận "Làm thế nào để nâng cao chất lượng của nghiên cứu giảng dạy về kinh tế tại các trường đại học kinh tế Việt Nam" cũng đã giải quyết được câu chuyện đào tạo và nghiên cứu của đại học Việt Nam theo sự phát triển chung của kinh tế thế giới.


Thông qua Hội thảo để đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế Việt Nam khi hội nhập quốc tế, đưa ra những ý tưởng, chia sẻ kiến thức chuyên ngành về phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Thông tin về bài viết Quý thầy/cô có thể xem thêm tại đường link tại đây.


Tạp chí GTVT khẳng định Hội thảo VEAM 2016 là cơ hội lớn cho các nhà kinh tế học, học giả về khoa học kinh tế - tài chính và quản trị kinh doanh ở Việt Nam và các nước trên toàn thế giới gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu. Hội thảo VEAM 2016 là địa chỉ nối kết mạng lưới toàn cầu của các nhà kinh tế Việt Nam và các nhà khoa học xã hội khác mở rộng và củng cố hợp tác trong nghiên cứu về kinh tế Việt Nam.


Đây là cơ hội gặp gỡ của các trường đại học các khối ngành kinh tế được tiếp cận, giao lưu, trao đổi hợp tác với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp về kinh tế trong và ngoài nước. Bài báo cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp vào thực tiễn thông qua việc đưa ra các đề xuất, hệ thống giải pháp giải quyết các vấn đề về kinh tế phát sinh trong môi trường hội nhập quốc tế; giới thiệu ý tưởng mới, chia sẻ kiến thức chuyên ngành mới, cập nhật và trình bày về định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.

 Thông tin về bài viết Quý thầy/cô có thể xem thêm tại đường link tại đây.


- Tạp chí Thông tin và Truyền thông ict-Danang: Báo ict-Danang nhấn mạnh đến quy mô của Hội thảo lần này. Theo đó, Ban tổ chức VEAM 2016 đã chọn lọc hơn 95 bài tham luận của các học giả Việt Nam và các học giả từ 20 quốc gia trên thế giới để đưa vào 25 phiên thảo luận chuyên sâu. Riêng 4 phiên toàn thể, là 4 bài nghiên cứu chính của các nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới như GS. Markus Brueckner (Đại học Quốc gia Úc), GS. Duc – Tho Nguyen (Đại học Griffith), GS. Makoto Tawada (Đại học Aichi Gakuin) và GS. Wei Zhou (Đại học Kinh doanh Paris). Theo Ban tổ chức VEAM 2016, 25 phiên thảo luận nêu trên cũng là cơ hội hiếm có cho các Nghiên cứu sinh Tiến sĩ trình bày đề cương nghiên cứu của mình, đồng thời tranh thủ diễn đàn chung, thu nhận những ý kiến đóng góp, cũng như tiếp thu ý tưởng từ các học giả tham gia Hội thảo để hoàn thiện luận án.


Thông tin về bài viết Quý thầy/cô có thể xem thêm tại đường link tại đây.


Phòng KH & HTQT