DHKT

Báo cáo nhóm đọc về dự án GLOBE và Quản trị bằng giá trị

03/05/2017

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỌC

Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, Khoa QTKD (05-04-2017)

 

Global Leadership and Organizational Behavior Effectiveness,” - Hiệu quả lãnh đạo toàn cầu và hành vi tổ chức. Báo cáo viên: TS. Nguyễn Quốc Tuấn

“Managing by values” - Quản lý bằng giá trị. Báo cáo viên:  TS. Nguyễn Thị Bích Thu

 

Từ cuối thập niên 90 trở đi, sự biến động của môi trường kinh doanh đặt ra yêu cầu tập trung mạnh mẽ hơn vào yếu tố con người trong tổ chức. Thomas L.Friedman (2005) cảnh báo về giai đoạn “san phẳng sân chơi toàn cầu” – cho phép các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ngày 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức đi vào hoạt động. Mục tiêu AEC là biến ASEAN thành một khu vực kinh tế với sự tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.

Việt Nam hiện nay là thành viên và sẽ tiếp tục tham gia sâu rộng hơn nữa vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, hợp tác thương mại với Liên Minh kinh tế Á Âu, Hợp tác song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác.

Trường ĐHKT chúng ta cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và đào tạo, trong đó có việc đảm bảo chất lượng theo chuẩn AUN-QA.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đó, sự hiểu biết lý luận và thực tiễn của quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức và điều kiện tiên quyết để các nhà quản trị cũng như mỗi nhân viên đạt được sự thành công trong nghề nghiệp. Theo đó, các chủ đề của dự án nghiên cứu GLOBE “Hiệu quả lãnh đạo toàn cầu và hành vi tổ chức” và “Quản trị bằng giá trị” được Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, Khoa QTKD đem đến nhóm đọc để cùng trao đổi, thảo luận và định hướng cho việc nghiên cứu và ứng dụng nó trong thực tiễn.

Buổi hoạt động nhóm đọc đã gây đến sự chú ý và quan tâm đến các nhà khoa học và các sinh viên, nhất là các em sinh viên trong các chuyên ngành quản trị kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực.

TS. Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng khi VN ta gia nhập tổ chức Thương mại toàn cầu WTO thì chúng ta đã từng được nói đến bối cảnh các doanh nghiệp VN đang đứng trước thách thức của toàn cầu hoá và chấp nhận ra biển lớn để hội nhập kinh tế thế giới. Thực tế hiện nay không chỉ là các doanh nghiệp mà tất cả chúng ta, tất cả các tổ chức và kể cả mỗi cá nhân, thực sự chúng ta đã ở biến lớn, đó là chúng ta đang sống trong bối cảnh hội nhập quốc tế, không chỉ là lĩnh vực thương mại, mà tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và các lĩnh vực khác.


TS. Nguyễn Quốc Tuấn đang báo cáo dự án GLOBE

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ chức, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tổ chức nói chung trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu và công bố, có thể kể đến như nghiên cứu phát hiện 5 biến số văn hoá của Hofstede, 7 biến số văn hoá của Trompenaars và Turnel, dự án GLOBE.

Trong thời gian qua, các nghiên cứu của Hofstede được ứng dụng và phát triển trong rất nhiều trong các nghiên cứu về đa văn hoá và liên quan. Bên cạnh đó cũng có những phê phán về nghiên cứu này và thường được đề cập đến là trong nghiên cứu này, Hofstede khảo sát dữ liệu từ con người của IBM, làm cho tính đại diện của đối tượng khảo sát hạn chế. Nghiên cứu GLOBE được thực hiện với quy mô và tính chất sâu rộng hơn, không chỉ phát triển biến số văn hoá mà còn nghiên cứu về đặc điểm hành vi lãnh đạo hiệu quả tại các cụm văn hoá. Nghiên cứu GLOBE được đánh giá là ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa. Nhận thấy tính đương đại cuả nghiên cứu GLOBE và nhận thấy khả năng ứng dụng để gia tăng hiệu quả trong công tác quản trị tổ chức, trong khi đó trong tác tài liệu của trường ta, cụ thể hơn nữa trong giáo trình hành vi tổ chức mà bộ môn đang sử dụng, nội dung này cũng chỉ trình bày ở mức giới thiệu, nên bản thân tiến sĩ nhận thấy đây là nội dung cần tìm hiểu kỹ hơn dự án GLOBE.

Một số thông tin căn bản về dự án:

ü  Được thực hiện từ năm 1993 bởi một nhóm nghiên cứu dưới sự chủ trì của Robert J. House, Trường Đại học Pennsylvania.

ü  Thực hiện trong 10 năm (1993-2003) và công bố lần đầu năm 2004 trong tài liệu “Văn hoá, Lãnh đạo và Tổ chức: Nghiên cứu GLOBE từ 62 quốc gia”

ü  Vấn đề nghiên cứu đặt ra: Văn hoá liên quan như thế nào đến quốc gia, tổ chức và hiệu quả lãnh đạo?

ü  Kết quả của dự án nghiên cứu:

o   Xác định các biến số văn hoá và các cụm văn hoá (9 biến số và 10 cụm văn hoá)

o   Xác định các hành vi lãnh đạo (21 thang đo hành vi lãnh đạo, cấu thành 6 biến số hành vi lãnh đạo)

o   Xác định cấu trúc hành vi hiệu quả theo mỗi cụm văn hoá (Một cấu trúc 6 biến số hành vi lãnh đạo hiệu quả tương ứng với mỗi cụm văn hoá)

Chín biến số văn hoá là một trong số các kết quả của dự án GLOBE đó là:

    1. Khoảng cách quyền lực
    2. Né tránh rủi ro
    3. Định hướng tương lai
    4. Phân biệt giới tính
    5. Quyết đoán
    6. Chủ nghĩa tập thể xã hội
    7. Chủ nghĩa tập thể nhóm
    8. Định hướng con người
    9. Định hướng công việc

Có một số biến số được phát triển từ các biến số của Hofstede. Chẳng hạn trong giá trị văn hoá Hofstede, có biến số Nam quyền – Nữ quyền, trong GLOBE thành 2 biến số là Phân biệt giới tính và Quyết đoán.

Có hai biến số mới và khác so với Hofstede đó là Định hướng con người và Định hướng công việc.

Trong nghiên cứu GLOBE, có hai loại giá trị trên mỗi biến số, gọi là “thực tiễn” và “mong muốn” được xác định. Giá trị “thực tiễn” xác định đặc trưng văn hoá hiện tại của quốc gia được khảo sát; giá trị “mong muốn” mô tả đặc trưng văn hoá mà con người mong muốn sẽ nên là như thế tại các quốc gia được khảo sát. 

Trong nghiên cứu GLOBE, các quốc gia hình thành các cụm theo các biến số văn hoá, cụ thể đã được xác định 10 cụm.

–      Latin Europe: France, Israel, Italy, Portugal, Spain, and French-speaking Switzerland

–      Nordic Europe: Denmark, Finland, and Sweden

–      Germanic Europe:  Austria, former GDR-East Germany, former  FRG-West Germany, the Netherlands, and Switzerland

–      Eastern Europe:  Albania, Greece, Hungary, Kazakhstan, Poland, Russia, and Slovenia

–      Anglo: Australia, English-speaking Canada, Ireland, New Zealand, White sample South Africa, the United Kingdom, and the United States.

–      Latin America: Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Mexico, and Venezuela

–      Sub-Saharan Africa: Namibia, Nigeria, Black sample South Africa, Zambia, and Zimbabwe

–      Middle East: Morocco, Egypt, Turkey, Kuwait, and Qatar

–      Southern Asia:  India, Indonesia, Iran, Malaysia, the Philippines and Thailand

–      Confucian Asia:  China, Hong Kong, Japan, Singapore, South Korea, and Taiwan.

Việc xác định các cụm văn hoá có ý nghĩa trong thực hành quản trị, cụ thể nghiên cứu GLOBE đã nhận diện được các đặc điểm hành vi hiệu quả theo các cụm văn hoá và như vậy đó là cẩm nang cho các nhà quản trị thực hành đạt được những kết quả trong thực tiễn khi họ nhận thức và ứng dụng hành vi lãnh đạo hiệu quả tại cụm văn hoá.

Nghiên cứu GLOBE đã xác định được 21 hành vi lãnh đạo, gọi là các thang đo hành vi lãnh đạo, cấu thành 6 loại hành vi lãnh đạo, gọi là biến số hành vi lãnh đạo. Các biến số và thang đo hành vi lãnh đạo đa văn hoá đó là:

1/ Lãnh đạo bằng giá trị (Charismatic/value-based (C/V-B)).

tầm nhìn (visionary),

truyền cảm hứng (inspirational),

đức hy sinh (self-sacrifice),

chính trực (integrity),

quyết đoán (decisive),

định hướng thành tích (performance oriented).

2/ Định hướng nhóm (Team oriented (TO)).

định hướng hợp tác nhóm (collaborative team orientation),

lien kết nhóm (team integrator),

ngoại giao (diplomatic),

ác ý (malevolent (reverse scored)),

tính chất hành chính (administratively competent)

3/ Tham gia (Participative (P)).

chuyên quyền (autocratic (reverse-scored),

thiếu tham gia (non-participative (reverse-scored)

4/ Quan tâm con người (Humane oriented (HO)).

khiêm tốn (modesty),

quan tâm con người (humane oriented)

5/ Uy tín (Autonomous (A)).

            Uy tín (autonomous)

6/ Tự vệ (Self-protective (SP)).

tập trung bản thân (self-centered),

tỉnh táo (status conscious),

người gây xung đột (conflict inducer),

giữ thể diện (face saver),

thủ tục (procedural).

Các hành vi lãnh đạo đạt được những hiệu tích cực hay tiêu cực khác nhau tại mỗi cụm văn hoá. Từ đó hình thành nên một cấu trúc hành vi lãnh đạo hiệu quả tương ứng với mỗi cụm văn hoá. Chẳng hạn cấu trúc hành vi lãnh đạo hiệu quả của các khu vực Trung đông và Nam Á như sau:

–      Middle East (Morocco, Egypt, Turkey, Kuwait, and Qatar): Tự vệ            Quan tâm con người   Uy tín  Giá trị Định hướng nhóm       Tham gia

–      Southern Asia (India, Indonesia, Iran, Malaysia, the Philippines and Thailand): Tự vệ     Giá trị             Quan tâm con người   Định hướng nhóm   Uy tín Tham gia

TS. Nguyễn Thị Bích Thu phát triển ý tưởng hành vi lãnh đạo hiệu quả đa văn hoá bằng chủ đề Quản trị bằng giá trị. Theo cách tiếp cận của Trompenaars như được giới thiệu trong cuốn “Chinh phục các làn sóng văn hoá”, sự khác biệt văn hoá được phản ánh trong quan niệm, giá trị, niềm tin ở mỗi con người và nó trở thành kim chỉ nam cho hành động, thành cẩm nang cho mỗi cá nhân trong việc ra quyết định hay ứng xử trong các tình huống tiến thoái lưỡng nan. Chẳng hạn như người Việt Nam ta và một số nước Phương Đông có xu hướng ra quyết định dựa trên tình cảnh, dựa trên các mối quan hệ và gọi là chủ nghĩa đặc trưng, ngược lại tại một số nước Phương Tây, nhất là các nước Bắc Âu thì họ suy nghĩ trên bình diện phổ quát để ra quyết định để cho quyết định được đúng đắn, đúng lẽ phải trên diện rộng bối cảnh, gọi là chủ nghĩa phổ biến.

Sự khác biệt có thể được khắc phục và sự thấu hiểu đa văn hoá giúp mỗi nhà quản trị đạt được hiệu quả cao nhất trong đa dạng các bối cảnh đa văn hoá. Theo đó có những cách thức mà mỗi chúng ta điều chỉnh và hoà hợp để các quyết định của chúng ta luôn được tốt trong những bối cảnh khác nhau. Điều cũng cần lưu ý chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự khác biệt văn hoá đi liền với sự tương đồng và quá trình giao thoa văn hoá diễn ra theo thời gian và theo các thế hệ.

Các nhà khoa học đã quan tâm, đã thảo luận và gợi ý cho nhóm tác giả trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

Giáo sư Nguyễn Trương Sơn thảo luận về các hành vi lãnh đạo đa văn hoá và cho rằng với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, xu hướng nhân văn của sự phát triển nhân loại, tin rằng hành vi quan tâm đến con người, và lãnh đạo bằng giá trị sẽ chiếm ưu thế, gây nên sự dịch chuyển tại các cụm đa văn hoá và thì thế chúng ta nên nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này và gợi ý nên ứng dụng vào thực tiễn trong các nghiên cứu trên.

Giáo sư Lê Thế Giới gợi ý nên nghiên cứu các khía cạnh điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ảnh hưởng đến hệ giá trị và hành vi lãnh đạo hiệu quả tại mỗi vùng miền, mỗi đất nước.

TS. Lê Thị Minh Hằng cho biết hiện nay các thang đo các biến số, như các biến số giá trị văn hoá Hofstede thì đã được phát triển, hãy nghiên cứu và kiểm định xem các thang đo đó có đảm bảo độ tin cậy và giá trị tại Việt Nam không và nếu được thì chúng ta có thể đo lường và cho được những kết quả định lượng có tính thuyết phục khi có những so sánh, đánh giá về sự tương đồng hay khác biệt về văn hoá giữa Việt Nam và thế giới.

Các sinh viên đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và mong muốn được chia sẻ hơn về ứng dụng đa văn hoá trong quản trị nguồn nhân lực và sự khác biệt văn hoá giữa các nước Đông Nam Á cũng như các nước Châu Á để các em thêm hiểu biết về các nước trong khu vực hơn.


Nhiều nhà khoa học và SV quan tâm đến các chủ đề nhóm đọc.

Nhóm báo cáo viên chia sẻ sự quan tâm, thảo luận những vấn đề các nhà khoa học và các sinh viên quan tâm và đã ghi nhận những đóng góp để thực hiện các nghiên cứu trong tương lai.


Đà Nẵng 5/4/2017

Các báo cáo viên


TS. Nguyễn Quốc Tuấn, TS. Nguyễn Thị Bích Thu