DHKT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

[Click vào để xem tài liệu] CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH]


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường hướng đến mục tiêu những tiến sĩ Quản trị kinh doanh ra trường sẽ hội đủ những phẩm chất của một nhà khoa học hiện đại, có trình độ chuyên môn sâu và kỹ năng cao trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Cụ thể, mục tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và kỹ năng trong khoa học quản trị kinh doanh, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng như có khả năng hướng dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực này. Những tiến sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường là những nhà khoa học phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

2. Chuẩn đầu ra

PLO1 - Có khả năng phân tích, so sánh, đánh giá,  hệ thống hoá lý luận và khả năng phát triển lý luận liên quan đến lĩnh vực quản trị và kinh doanh;

PLO2 - Có khả năng xây dựng một kế hoạch nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản trị

PLO3 - Có khả năng vận dụng một cách chính xác các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một vấn đề nghiên cứu

PLO4 - Có năng lực giao tiếp học thuật (nói và viết) bằng tiếng Việt và tiếng Anh

PLO5 - Có tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và khái quát hoá

PLO6 - Có kỹ năng tự học và năng lực làm việc độc lập

PLO7 - Có đạo đức và chính trực trong nghiên cứu

3. Cơ hội nghề nghiệp

Nghiên cứu sinh tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể công tác với tư cách là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu về quản trị kinh doanh tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu, hay với tư cách là nhà quản lý cấp cao các tổ chức kinh doanh, các tổ chức quản lý nhà nước về hành chính và công quyền, và các tổ chức phi lợi nhuận

4. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan được liệt kê trong Bảng 4.1[1]. NCS phải hoàn thành 4 học phần ở trình độ tiến sĩ với 10 tín chỉ; thực hiện 2 chuyên đề với 6 tín chỉ và hoàn thành tiểu luận tổng quan. Thông tin chi tiết về nội dung các học phần được trình bày ở phần phụ lục của đề án.

 

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số TC nghiên cứu *

Năm học/học kỳ

I

Các học phần

12

6

 

A

Học phần bắt buộc

8

4

 

 

 

Thiết kế nghiên cứu (Research Design)

2

1

1/1

 

 

Phương pháp nghiên cứu định tính trong kinh doanh (Qualitative Research Methods for Business)

3

1

1/1

 

 

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh doanh (Quantitative Research Methods for Business)

3

2

1/2

B

Học phần tự chọn (Chọn tối đa 4 TC từ các học phần sau)

4

2

 

 

 

Tư duy chiến lược (Strategic thinking)

2

1

1/2

 

 

Lãnh đạo (Leadership)

2

1

1/2

 

 

Quản trị tri thức (Knowledge Management)

2

1

1/2

 

 

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược (Strategic Human Resources Management)

2

1

1/2

II

Các tiểu luận, chuyên đề nghiên cứu

8

8

 

 

 

Tiểu luận tổng quan

2

2

1/2

 

Chuyên đề nghiên cứu (chọn 02 chuyên đề từ các hướng nghiên cứu dưới đây)

6

6

 

 

 

Các vấn đề về chiến lược

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

Các vấn đề về chuỗi cung ứng

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

Các vấn đề về điều hành tổ chức

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

Các vấn đề về lãnh đạo và văn hóa tổ chức

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

Các vấn đề về hành vi người tiêu dùng và marketing

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

Các vấn đề về hành vi tổ chức và nguồn nhân lực

3

3

2/1 hoặc 2

 

 

 

 

 

 

III

Luận án tiến sĩ

 

 

 

 

 

Luận án

70

70

 

 

Tổng

90

 

 

 

 

5. Ma trận chuẩn đầu ra

 

TT

Mã học phần

Tên học phần

PLO 1

PLO 2

PLO3

PLO4

PLO5

PLO6

PLO7

1.

 

Thiết kế nghiên cứu (Research Design)

 

x

x

X

 

x

x

2.

 

Phương pháp nghiên cứu định tính trong kinh doanh (Qualitative Research Methods for Business)

 

X

x

X

 

x

x

3.

 

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh doanh (Quantitative Research Methods for Business)

 

x

x

 

 

x

x

4.

 

Tư duy chiến lược (Strategic thinking)

x

 

 

 

x

 

 

5.

 

Lãnh đạo (Leadership)

x

 

 

x

 

 

 

6.

 

Quản trị tri thức (Knowledge Management)

x

 

 

 

x

x

x

7.

 

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược (Strategic Human Resources Management)

x

 

 

 

 

x

x

8.

 

Tiểu luận tổng quan

 

 

 

x

x

x

x

9.

 

02 chuyên đề nghiên cứu

 

 

 

x

x

x

x



[1] Tham khảo các chương trình đào tạo tiến sỹ quản trị kinh doanh của các trường: Temple University, University of Maryland, University of Texas, UC Berkerly,US; Lancaster University,UK; University of Melbourne, Australia.