DHKT

Khoa Marketing

Giới thiệu

Đào tạo

Khoa học

Hợp tác

Sinh viên

Tin tức - Sự kiệnThông báoLiên hệHội thảo khoa học

Tài nguyên

[WAMs] VIRAL MARKETING TRONG TRUYỀN THÔNG MARKETING

11/08/2015

Sự kiện doanh nhân người Việt Phạm Đình Nguyên mua lại thị trấn Buford và sau đó công bố đổi tên thị trấn thành Buford PhinDel, chàng trai Running Man Vũ Xuân Tiến chạy theo xe của các cầu thủ Arsenal, bảng hiệu Bún Bò Gân làm "dậy sóng" cộng đồng mạng là những sự kiện và hiện tượng tạo được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ, bình luận của công chúng. Những hiện tượng này có thể được giải thích bằng những nguyên tắc trong Viral Marketing (Marketing lan truyền), một chiến thuật hay hình thức được nhiều tổ chức và cá nhân áp dụng khi làm truyền thông marketing.

Bài viết sau đây của Ban truyền thông Khoa Marketing sẽ cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát về Viral Marketing nói riêng và lĩnh vực truyền thông Marketing nói chung.

A. Bạn có tự hỏi Virus và Marketing thì liên quan gì đến nhau?

Nhưng thực tế, hằng ngày chúng ta đã vô tình tiếp xúc với hàng loạt những tin tức thuộc Viral Marketing.

Virus không tồn tại đơn lẻ, bằng cách tự nhân bản, số lượng virus sẽ tăng theo cấp số nhân và đạt đến một con số vĩ mô. Trong vòng một thời gian ngắn, chỉ trong vài giây, số lượng virus có thể lên đến hàng triệu, hàng tỉ. Sử dụng tính lan truyền nhanh của virus để áp dụng cho một hình thức truyền thông, đó chính là VIRAL MARKETING.

 

Vậy Viral Marketing là gì? Là hình thức tạo ra một thông điệp, thông điệp đó được gửi đến các cá thể, các cá thể đó tiếp tục lan truyền thông điệp đó đến những cá thể khác để trong một thời gian ngắn, thông điệp đã được phủ rộng mạnh mẽ. Các thuật ngữ liên quan đến Viral Marketing như “tiếp thị truyền miệng” (word-of-mouth), “tạo buzz” (creating a buzz), “mạng xã hội” (social network).

 

Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng lấy ví dụ về các thông tin gần đây đang được chia sẻ liên tục, hằng ngày với đốc tộ chóng mặt “B-Phone với câu nói “không thể tin nổi, thật tuyệt vời””, “Tân Hiệp Pháp với vụ án con ruồi trị giá 500 triệu”, “Mỹ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính”… Những ví dụ trên chính là Viral Marketing.

 

B. Vậy ai là người tạo ra Viral Marketing?

 

Chính là những nhà Truyền thông Marketing!

Họ có trách nhiệm làm cho một thông điệp trở nên có sức hút và được lan truyền mạnh mẽ theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Hằng ngày công chúng phải tiếp xúc với hàng triệu thông tin, việc để thông điệp của doanh nghiệp gây ấn tượng với công chúng, ghi nhớ và để họ lan truyền thông tin đó ngày càng đòi hỏi ở các nhà truyền thông nhiều hơn. Sự phát triển của mạng xã hội cũng vừa đem lại cơ hội và cả thách thức đối với người làm truyền thông, để thông điệp sống sót trong hàng tỉ dữ liệu mỗi ngày, người làm truyền thông cần am hiểu các công cụ Marketing online. Ngoài việc tạo ra thông điệp lan truyền, họ cần phải kết hợp với các công cụ Marketing online để giúp phổ biến thông điệp này. Người làm truyền thông có thể sử dụng các công cụ SEO để đưa bài viết lên top tìm kiếm, sử dụng từ khóa tìm kiếm hay quảng cáo thông qua các trang báo mạng, trên facebook…Có thể nói, đây là công việc kếp hợp giữa kinh doanh và nghệ thuật, người làm truyền thông đóng vai như một nghệ sĩ điêu khắc kiệt tác của mình, không những thế, họ còn phải biết cách để công chúng yêu thích và nói về nói mỗi ngày, và lợi nhuận là điều tất yếu nếu họ làm tốt.

 

Công việc truyền thông có thể bao gồm những công việc trong agency như copywriter, art-director và tổ chức sự kiện hay truyền thông cho thương hiệu của công ty ở client. Dù là ở đâu thì đây cũng là một công việc mang đầy áp lực, không chỉ làm việc với cấp trên trực tiếp mà họ còn phải giao tiếp với công chúng. Chính vì vậy, nếu mục tiêu của bạn là trở thành một nhà truyền thông thì đừng bỏ lỡ phần quan trọng dưới đây.

Những kỹ năng cần thiết

 

C. Những kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực truyền thông marketing là gì?

Nếu bạn đam mê nghề truyền thông, chấp nhận áp lực, thì đây là một số kỹ năng bạn cần biết, vì tất cả những kỹ năng được liệt kê sau đây đều đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài, nên hãy chuẩn bị từ bây giờ nhé!

  • Khả năng giao tiếp, đàm phán tốt

Làm nghề truyền thông đồng nghĩa bạn phải có mối liên hệ với nhiều người, nghĩa đen chính là việc bạn phải giao tiếp với người khác, nghĩa bóng là việc bạn thiết kế ra một sản phẩm nhằm gửi thông điệp đến nhiều người. Dù dưới nghĩa nào đi nữa, giao tiếp và đàm phán tốt đem lại cho bạn cơ hội lớn đối với nghề. Bạn chia sẻ, bạn học hỏi và nắm bắt đối phương.

Đương nhiên, nếu làm việc trong agency hay thậm chí trong client, bạn phải làm việc với khách hàng (ở client là sếp), họ đưa ra yêu cầu, bạn là người thực hiện, có rất nhiều trường hợp mâu thuẫn giữa đòi hỏi của khách hàng với khả năng của bản thân, nhưng nên nhớ “khách hàng là thượng đế”, đừng bao giờ đổ lỗi cho khách hàng, thứ nhất nếu tin tưởng vào sản phẩm của bản thân, hãy thuyết phục họ chứ đừng đổ lỗi hay tranh cãi, thứ hai họ là người trả tiền cho bạn.

 

  • Tinh thần thép

Chính việc đối mặt với hàng tỉ thông tin mỗi ngày, hàng trăm thông điệp hay chương trình từ các thương hiệu khác ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của người làm truyền thông. Sẽ làm sao nếu bạn quá bất ngờ và nản chí trước sản phẩm quá tuyệt vời của đối thủ cạnh tranh? Phải làm thế nào với việc sếp liên tục bắt bỏ ý tưởng của bạn? Nếu tinh thần không vững, bạn hoàn toàn có thể bị khủng hoảng bởi đây là nghề không chỉ áp lực lên thể chất mà còn là tinh thần, nhưng lại đòi hỏi đầu óc thanh thản, bình tĩnh thì mới đưa ra thành quả tốt.

Ngoài ra, bạn còn phải đối phó với những núi công việc khiến bạn thấy chán nản, đừng làm việc liên tục khi bạn thấy mệt mỏi, một số động tác thể dục tại chỗ, một ly café với đồng nghiệp hay đi dạo một lát sẽ khiến tinh thần bạn thoải mái hơn.

 

  • Sáng tạo -Táo bạo

Nếu muốn khác biệt thì phải sáng tạo, sẽ chẳng có ai chú ý đến một quả trứng gà trong hàng ngàn qủa trứng gà khác trừ khi nó nở ra thỏ.

Sự táo bạo cũng như việc bạn đặt bản thân mình vào một thử thách, để mình dám vượt ra khỏi ranh giới của sự an toàn, nếu theo đúng cách, bạn sẽ nhận lại thành quả từ sự mạo hiểm đó.

 

  • Làm việc có kế hoạch.

Đừng nghĩ công việc của một nghệ sĩ truyền thông là phải thăng hoa và không có quy luật. Để đối mặt được với áp lực, bạn cần đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho bản thân. Không riêng đối với nghề nào, làm việc có kế hoạch, trật tự giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn và tránh khỏi các rủi ro về thời gian. Đừng nhắc tới “deadline” như một nỗi sợ hãi nhé!

Tùy thuộc vào từng công việc cụ thể (ví dụ như tổ chức sự kiện, copywriter, art-director…) sẽ đòi hỏi những kỹ năng cơ bản khác nhau tuy nhiên những kỹ năng trên là cần thiết đối với một người theo đuổi ngành truyền thông.

 

 

 Theo dõi các nghề nghiệp Marketing tại: https://www.facebook.com/MarketingDUE

 - Ban truyền thông Khoa Marketing - DUE -