DHKT

Tư vấn tuyển sinh 2020 - Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

01/05/2020

TƯ VẤN TUYỂN SINH 2020

Lời đầu tiên, Khoa Luật – Trường ĐHKT xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn đến Quý vị phụ huynh và các em sinh viên quan tâm đến việc dự tuyển vào Khoa Luật. Rất mong sẽ được đón chào các em với tư cách và tân sinh viên trong năm học tới.


Cùng với sự thay đổi về cách thức thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, Trường ĐHKT - ĐHĐN cũng có một vài thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học năm 2020, cụ thể như sau:


I. ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH QUI LIÊN KẾT QUỐC TẾ

Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) và thỏa mãn 1 trong trong 2 điều kiện sau:

(1)  Có điểm trung bình các môn của học kỳ I năm lớp 12 (điểm học bạ) từ 6,0 trở lên tính theo thang điểm 10 (hoặc tương đương) hoặc

(2)  Có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn. Tổng điểm xét tuyển được tính cụ thể như sau:

Tổng điểm xét tuyển

=

Điểm xét tuyển môn Toán

+

Điểm xét tuyển môn được chọn

(trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)


Trong đó:

Điểm xét tuyển môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển của từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm xét tuyển môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.


Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên theo mức điểm IELTS hoặc TOEFL iBT.

Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm IELTS hoặc TOEFL iBT nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm trung bình các môn của học kỳ I năm lớp 12.


Bảng điểm so sánh tương đương các Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

STT

Chứng chỉ IELTS

Chứng chỉ TOEFL iBT

1

5.5

46 – 59

2

6.0

60 – 78

3

6.5

79 – 93

4

7.0

94 – 101

5

7.5

102 – 109

6

8.0-9.0

110 – 120

* Chương trình chính quy liên kết quốc tế là chương trình đào tạo chính quy chuyển tiếp học 2 năm cuối (hình thức 2+2) hoặc 1 năm cuối (hình thức 3+1) tại các trường đại học đối tác ở nước ngoài bao gồm Đại học Cardiff Metropolitan, Đại học Coventry, Đại học Middlesex (Anh quốc), City University of Seatle (Mỹ), Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được các trường đối tác cấp bằng với các ngành đào tạo gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kế toán...

Sinh viên theo học chương trình này nếu những năm cuối không thể chuyển tiếp sang trường đối tác vì những lý do bất khả kháng thì sẽ được Nhà trường xem xét cho tiếp tục học tại Việt Nam theo chương trình chính quy cùng với sinh viên của Trường và được nhận bằng đại học chính quy do Trường ĐH Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cấp.

Chỉ tiêu cụ thể cho Chương trình chính quy liên kết quốc tế:

TT

Ngành đào tạo đại học

Mã đăng ký

Chỉ tiêu Chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế

1

Chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế*

7340120QT

100

Ghi chú: Trong trường hợp không tuyển sinh hết chỉ tiêu dành cho Chương trình chính quy liên kết quốc tế, chỉ tiêu còn lại sẽ được cho Chương trình chính qui của ngành tương ứng.


II.        ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH QUY:

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển chương trình chính quy theo các phương thức sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ.

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020


Chỉ tiêu cụ thể cho từng phương thức xét tuyển:

TT

Ngành đào tạo đại học

Mã đăng ký


Phương thức 1, 2


Phương thức 3


Phương thức 4


Phương thức 5

Tổng

1

Quản trị kinh doanh

7340101

240

85

20

85

430

2

Marketing

7340115

95

40

10

40

185

3

Kinh doanh quốc tế

7340120

155

50

10

50

265

4

Kinh doanh thương mại

7340121

70

25

10

25

130

5

Thương mại điện tử

7340122

77

25

10

25

137

6

Tài chính - Ngân hàng

7340201

167

60

15

60

302

7

Kế toán

7340301

173

65

15

65

318

8

Kiểm toán

7340302

102

40

10

40

192

9

Quản trị nhân lực

7340404

43

20

5

20

88

10

Hệ thống thông tin quản lý

7340405

119

40

10

40

209

11

Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh

7340420

60

20

5

20

105

12

Luật

7380101

43

20

5

20

88

13

Luật kinh tế

7380107

67

30

10

30

137

14

Kinh tế

7310101

125

45

10

40

220

15

Quản lý Nhà nước

7310205

43

20

5

20

88

16

Thống kê kinh tế

7310107

30

10

5

10

55

17

Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

7810103

101

35

10

35

181

18

Quản trị khách sạn

7810201

90

35

10

35

170

Tổng

 

1.800

665

175

660

3.300

 

1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

        Phương thức này gồm 1 nhóm đối tượng sau đây:

Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu không giới hạn, nhưng nằm trong chỉ tiêu chung của từng ngành.

 

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ

Phương thức này gồm 4 nhóm đối tượng được xét tuyển ưu tiên theo thứ tự sau đây:

Đối tượng 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam.

Nguyên tắc xét tuyển cuẩ Đối tượng 2: Xét tuyển ưu tiên lần lượt theo thứ tự thí sinh tham gia thi năm, quý, tháng, tuần.


Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành cho học sinh lớp 12. 

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 3: Xét tuyển ưu tiên theo thứ tự thí sinh đạt (1) giải nhất, (2) giải nhì, (3) giải ba.

Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng mức giải nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển.

Tổng điểm xét tuyển

của đối tượng 3

=

(Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10 + Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I năm lớp 12)

Điểm xét tuyển lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ).

Chú ý:

+ Đăng ký vào các ngành thuộc khối Quản trị, Kinh doanh, Thống kê: Thí sinh đạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Sinh học.

+ Đăng ký vào các ngành thuộc khối Quản lý nhà nước, Luật: Thí sinh đạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Thông tin về Khối ngành đào tạo:

+ Khối Quản trị, Kinh doanh, Thống kê: Gồm các ngành: (1) Hệ thống thông tin quản lý, (2) Kế toán, (3) Kiểm toán, (4) Kinh doanh quốc tế, (5) Kinh doanh thương mại, (6) Kinh tế, (7) Marketing, (8) Quản trị kinh doanh, (9) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, (10) Quản trị khách sạn, (11) Quản trị nhân lực, (12) Tài chính - Ngân hàng, (13) Thống kê, (14) Thương mại điện tử, (15) Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh.

 + Khối Quản lý nhà nước, Luật: Gồm các ngành: (1) Quản lý nhà nước, (2) Luật, (3) Luật kinh tế.


Đối tượng 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2020) và có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn.

Trong đó:

Điểm xét tuyển môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển của từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm xét tuyển môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 4: xét tuyển ưu tiên theo mức điểm IELTS hoặc TOEFL iBT.

Trong trường hợp nhiều thí sinh có cùng mức điểm IELTS hoặc TOEFL iBT nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển.

Bảng điểm so sánh tương đương các Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế xem ở Mục 1.3.1


Đối tượng 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 5: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12.

Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng thỏa điều kiện nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển.

Tổng điểm xét tuyển của đối tượng 5

=

(Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10 + Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12)

Điểm xét tuyển lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ).

Trong trường hợp nhiều thí sinh của Đối tượng 5 có cùng tổng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường tiếp tục xét tuyển ưu tiên từ cao xuống thấp theo điểm môn Toán.

Điểm xét tuyển môn Toán

=

(Điểm trung bình môn Toán cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn Toán cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn Toán học kỳ I của năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển môn Toán được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

 

3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển

        Phương thức này gồm 1 nhóm đối tượng sau đây:

Đối tượng 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và có tổng điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 6: xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

Tổ hợp môn xét tuyển của Đối tượng 6 như sau:

Tổng điểm xét tuyển của Đối tượng 6

=

Điểm xét tuyển môn thứ 1

+

Điểm xét tuyển môn thứ 2


+

Điểm xét tuyển môn thứ 3

Trong đó:

Điểm xét tuyển

môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển của từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm xét tuyển môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Ví dụ: Thí sinh chọn mã tổ hợp môn A00. Tổng điểm xét tuyển của thí sinh sẽ được tính:

Trường hợp nhiều thí sinh có cùng tổng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm xét tuyển môn Toán.

 

4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

        Phương thức này gồm 1 nhóm đối tượng sau đây:

Đối tượng 7: Thí sinh tốt nghiệp THPT và có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 từ 720 điểm trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 7: Xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

 

5. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020

        Phương thức này gồm 1 nhóm đối tượng sau đây:

Đối tượng 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để dự tuyển.

Nguyên tắc xét tuyển của Đối tượng 8: Xét tuyển ưu tiên theo theo mức từ cao xuống thấp tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

Thông tin về Khối ngành đào tạo và Tổ hợp môn xét tuyển của Đối tượng 8

+ Khối Quản trị, Kinh doanh, Thống kê:

TT

Mã tổ hợp môn

Tổ hợp môn xét tuyển

1

A00

Toán, Vật lí, Hóa học

2

A01

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3

D01

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

4

D90

Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

+ Khối Quản lý nhà nước, Luật:

Ghi chú: Trong trường hợp không tuyển sinh hết chỉ tiêu dành cho phương thức ưu tiên trước, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển xuống các phương thức ưu tiên tiếp theo của ngành tương ứng.

 

TT

Mã tổ hợp môn

Tổ hợp môn xét tuyển

1

A00

Toán, Vật lí, Hóa học

2

A01

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3

D01

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

4

D96

Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Tổng điểm xét tuyển của Đối tượng 6

=

Điểm xét tuyển môn Toán

+

Điểm xét tuyển môn Vật lí


+

Điểm xét tuyển môn Hoá học

TT

Mã tổ hợp môn

Tổ hợp môn xét tuyển của Đối tượng 6

1

A00

Toán, Vật lí, Hóa học

2

A01

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3

D01

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Tổng điểm xét tuyển của đối tượng 4

=

Điểm xét tuyển môn Toán

+

Điểm xét tuyển môn được chọn

(trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)

Như vậy trong mùa tuyển sinh 2020, Khoa Luật Trường ĐHKT có 88 chỉ tiêu cho ngành Luật học (7380101) và 137 chỉ tiêu cho ngành Luật kinh tế (7380107).

Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ tuyển sinh 2020