DHKT

SINH HOẠT NHÓM ĐỌC KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

04/01/2022

Sáng nay, buổi sinh hoạt nhóm đọc định kỳ của khoa KDQT đã diễn ra trực tuyến với hai đề tài thú vị:

Chủ đề “Why does East Asia cope with the COVID-19 pandemic better than the West? Discussions from the cross-cultural perspective” (tạm dịch: Tại sao Đông Á đối phó với đại dịch COVID-19 tốt hơn phương Tây? Thảo luận từ quan điểm đa văn hóa) do TS. Phạm Thị Bé Loan báo cáo.

Chủ đề “Mastering the Make-in-India Challenge” (tạm dịch: Chiến lược kinh doanh tại Ấn Độ) do ThS. Nguyễn Lê Khanh báo cáo.

Mở đầu buổi sinh hoạt, TS. Phạm Thị Bé Loan đã trình bày bài báo giải thích tại sao Đông Á đối phó với đại dịch COVID- 19 ít thiệt hại về người hơn so với châu Âu và phương Tây trên quan điểm đa văn hóa.

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết 'SINH HOẠT NHÓM ĐỌC KHOA KINH DOANH QUỐCTÊ TS. Phạm Thị Bé Loan Why does East Asia cope with the Covid-19 pandemic better than the West? Discussions from the cross-cultural ultural perspective esEa hthe an Discussions perspective '' Is Western individualism the Achilles Heel? Ûspotuty What do we do when science cannot help us? EastAsianscelb Û'

Cụ thể, tác giả trả lời câu hỏi này dựa vào sự khác biệt về hệ thống giá trị văn hóa phương Tây và phương Đông. Trong khi chủ nghĩa cá nhân là điểm yếu của phương Tây trong phòng chống dịch thì chủ nghĩa cộng đồng của phương Đông lại thể hiện tính ưu việt hơn. “Văn hóa phạm lỗi” của phương Tây khi vi phạm quy định pháp luật không có sức mạnh bằng “văn hóa xấu hổ” của người phương Đông khi không thực hiện quy định phòng dịch, điều mà có thể gây hại đến những người thân quen. Người phương Tây định hướng ngắn hạn trong khi người phương Đông định hướng dài hạn. Phương Tây theo định hướng bên trong, họ tin vào năng lực bản thân, khả năng kiểm soát các kết quả và tin rằng đức hạnh ở bên trong con người, trong ý chí kiên định, trong việc không nản lòng và trong khả năng để khẳng định bản thân; người phương Đông theo định hướng bên ngoài, tin vào sự kiểm soát từ thế giới bên ngoài và cho rằng đức hạnh không nằm bên trong con người nên họ có thái độ linh hoạt, sẵn sàng thỏa hiệp và duy trì sự hòa hợp với thế giới bên ngoài.

Tóm lại, tác giả cho rằng các quốc gia và khu vực có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo có suy nghĩ và hành xử khác so với các quốc gia phương Tây khi đối mặt với COVID- 19, chính điều này đã giúp phương Đông đối phó với đại dịch tốt hơn.

Tiếp nối buổi sinh hoạt, ThS. Nguyễn Lê Khanh đã giới thiệu bài báo nghiên cứu chiến lược của các công ty đa quốc gia từ thị trường mới nổi so với chiến lược của các công ty đa quốc gia từ các nền kinh tế đã phát triển đang cạnh tranh tại các thị trường mới nổi nhằm mục đích cung cấp một giải pháp cho sự thành công của các công ty đa quốc gia nước ngoài tại Ấn Độ. Một ví dụ nối bật là chiến dịch “Make in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản

Theo đó, 03 hoạt động chuỗi giá trị chính đã được rút ra cho các doanh nghiệp đa quốc gia nước ngoài tại Ấn Độ. Thứ nhất, cần cộng tác theo chiều ngang với các nhà điều phối mạng của Ấn Độ để đạt được lợi thế về địa phương hóa. Thứ hai, cần hợp tác theo chiều dọc với các nhà cung cấp địa phương để đạt được lợi thế về nguồn cung ứng tại địa phương và toàn cầu. Thứ ba, cần tận dụng đồng thời các sản phẩm địa phương và toàn cầu.