DHKT

SINH HOẠT NHÓM ĐỌC KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ NGÀY 28/12

28/12/2021

Sáng nay, buổi sinh hoạt nhóm đọc định kỳ của khoa KDQT đã diễn ra trực tuyến với hai đề tài thú vị:

- Chủ đề “Hofstede's cultural values framework: A review of empirical researches in management field” (tiếp theo) (tạm dịch: Khung giá trị văn hóa của Hofstede: Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực quản lý) do ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo và ThS. Trương Mai Anh Thư báo cáo.

- Chủ đề “Asian emerging multinationals and the dynamics of institutions and networks” (tạm dịch: Các công ty đa quốc gia châu Á mới nổi và tính động của thể chế và mạng lưới) do ThS. Phạm Hồ Hà Trâm báo cáo.

Mở đầu buổi sinh hoạt, ThS. Trương Mai Anh Thư và ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo đã trình bày phần tiếp theo của bài báo tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực quản lý dựa trên các giá trị văn hoá của Hofstede. Sau khi xem xét văn hóa như một tác động chính (tức là các nghiên cứu loại I) ở cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm / tổ chức và cấp độ quốc gia, bài báo tiếp tục xem xét các phát hiện kết hợp văn hóa với tư cách là biến điều tiết (tức là các nghiên cứu loại II) ở 03 cấp độ trên.

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'SINH HOẠT NHÓM ĐỌC KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ ThS. Nguyán Thị Phương Thảo ThS. Trương Mai Anh Thư Hofstede's cultural values framework: future empirical research suggestions Hofstede's cultural value framework: areview empirical psychological management field (cont.) Type individual culture the nalysis Type2 researches Implications onthe basis RELATIONSHIP INCLUDE categories MODERATORS difflercat Û iB Û'

Từ đó, bài báo rút ra kết luận rằng các nghiên cứu quy mô lớn về văn hoá được công bố kể từ công trình của Hofstede (1980) (bao gồm Kết nối Văn hóa Trung Quốc, 1987; Schwartz, 1992, 1994; Trompenaars, 1993; Smith và cộng sự, 1996) đã duy trì và ủng hộ các kết luận của Hofstede hơn là chống lại chúng. Do đó, về tổng thể, các giá trị của Hofstede rõ ràng là vẫn liên quan trong thế kỷ 21 để sử dụng cho các nghiên cứu thêm các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả cũng đưa ra một số hàm ý lý thuyết và các lỗ hổng trong nghiên cứu thể hiện các cơ hội tiềm năng cho các nhà khoa học trong tương lai.

Tiếp nối buổi sinh hoạt nhóm đọc, ThS. Phạm Hồ Hà Trâm đã giới thiệu bài báo liên quan đến vai trò của thể chế và các mạng lưới đến quá trình quốc tế hoá của các công ty đa quốc gia ở những nước châu Á đang phát triển. Các công ty đa quốc gia từ các nước châu Á đang phát triển có nguồn gốc từ các quốc gia đa dạng. Sự nổi lên của các công ty đa quốc gia từ các nước châu Á đang phát triển đặt ra thách thức cho những lý thuyết hiện có về quốc tế hóa của các MNEs, ví dụ như lý thuyết chiết trung của Dunning hay lý thuyết của mô hình Uppsala.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'SINH HOẠT NHÓM ĐỌC KHOA KINH DOANH QUỚC TẾ ThS. Phạm Hồ Hà Trâm Asian emerging multinationals and the dynamics of institutions and networks TỔ»”NG QUAN NGHIÊN THUYẾT Jác ănglên tra uyếthi qua quá doanh CHẾ: AMTOMMOT CỦA MẠNG LƯỚI: ĐỘNG'

Theo như ThS. Phạm Hồ Hà Trâm trình bày, trong bài viết này nhóm tác giả cho rằng vai trò của các thể chế và mạng lưới cần được nghiên cứu sâu hơn vì khi các quốc gia đang phát triển ở châu Á tăng cường hoạt động quốc tế hoá, quan điểm coi mạng lưới là một đặc điểm văn hoá của châu Á là không đủ, mà khi đó quan điểm coi chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) như một mạng lưới liên kết các doanh nghiệp khác nhau ở các vị trí địa lý khác nhau trở nên phù hợp hơn với sự tăng trưởng và phát triển của các công ty đa quốc gia ở những nước châu Á đang phát triển.