DHKT

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Kiến thức

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên nắm vững các kiến thức sau:

  • Kiến thức về vai trò chiến lược của chuỗi cung ứng đối với một tổ chức và kiến thức toàn diện, có hệ thống về việc thiết kế, xây dựng, quản lý mọi hoạt động tích hợp trong chuỗi cung ứng và hậu cần nhằm gia tăng giá trị tổng thể cho toàn chuỗi.
  • Kiến thức về thiết lập hệ thống và quản lý hiệu quả các yếu tố đầu vào của tổ chức, như khả năng thiết lập mạng lưới cung ứng, khả năng quản lý hoạt động mua sắm, khả năng đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng, kiến thức về việc quản lý rủi ro, quản lý các hợp đồng cung ứng và những vấn đề về luật pháp trong quá trình mua sắm.
  • Kiến thức về hoạch định và kiểm soát sản xuất, từ các kế hoạch sản xuất dài hạn như kế hoạch tổ chức sản xuất, kế hoạch về công suất, kế hoạch định vị vị trí sản xuất đến các kế hoạch tác nghiệp sản xuất cụ thể.
  • Kiến thức về xây dựng và quản lý hệ thống phân phối đầu ra một cách hiệu quả, như khả năng thiết lập hệ thống kênh phân phối, khả năng quản lý các thành viên trên kênh, khả năng quản lý sản phẩm vật chất cũng như các thông tin cần thiết trên toàn bộ hệ thống phân phối.
  • Kiến thức quản lý toàn diện hệ thống dịch chuyển vật chất trong chuỗi cung ứng, như kiến thức về đóng gói, vận chuyển, quản lý kho bãi, tồn kho, dịch vụ khách hàng…
  • Kiến thức về quản trị chiến lược, về việc quản trị các chức năng cơ bản của tổ chức như tài chính, marketing…
  • Có các kiến thức bổ trợ cho việc quản lý hiệu quả một chuỗi cung ứng như kiến thức về quản lý hệ thống thông tin, quản lý quan hệ khách hàng, các kiến thức về thương mại quốc tế…

2. Kỹ năng

  • Kỹ năng sử dụng các mô hình toán để thiết lập một mạng lưới cung ứng hiệu quả.
  • Kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống Logistics.
  • Kỹ năng đàm phán, thương lượng, kí kết hợp đồng mang tính quốc tế, kỹ năng thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài tổ chức
  • Kỹ năng tạo dựng và làm việc nhóm trong môi trường đa dang nhóm, đa văn hoá.
  • Kỹ năng giao tiếp, truyền thông và hợp tác … liên quan tới việc duy trì mối quan hệ của tổ chức với các bên hữu quan như nhà cung cấp, trung gian phân phối, đối tác vận tải, và các bên hữu quan khác.
  • Các kỹ năng liên quan tới việc gia tăng hiệu quả làm việc của bản thân như kĩ năng tư duy, làm việc độc lập, sáng tạo, kĩ năng sống và làm việc trong điều kiện môi trường căng thẳng, khắc nghiệt…
  •  Giao tiếp và giải quyết công việc bằng ngoại ngữ với trình độ tiếng Anh đạt cấp độ B1 – Khung chung châu Âu (Common European Framework – CEF) hoặc tương đương.
  •  Sử dụng thành thạo tin học đạt trình độ B theo quy định của Đại học Đà Nẵng hoặc tương đương.

3. Thái độ và hành vi

  • Thể hiện các thái độ và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế.
  • Có đạo đức nghề nghiệp, biết cân nhắc, ra các quyết định trên nền tảng lợi ích chung của tất cả các bên hữu quan.
  • Có nhận thức đúng đắn, lòng đam mê và trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Có thái độ tích cực, chủ động, tinh thần cầu tiến và cam kết cao trong công việc.

Tôn trọng cấp dưới, hòa đồng với đồng nghiệp và đối tác